Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề mỡ máu cao đã trở thành mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của nhiều người. Mỡ máu cao không chỉ dẫn đến các vấn đề về tim mạch mà còn có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác. Một chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh và sự chú ý đến hoạt động thể chất là những yếu tố chính có thể giúp giảm mỡ máu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 11 cách làm giảm mỡ máu hiệu quả chỉ trong vòng 6 tuần.

I. Mỡ máu cao và những tác hại

Mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ (tăng cholesterol trong máu), xảy ra khi nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu vượt quá mức bình thường. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng: xơ vữa động mạch, đột quỵ, tim mạch vành, nhồi máu cơ tim......

➔ Xem thêm: Món ăn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành

II. 11 cách làm giảm mỡ máu hiệu quả

1. Điều chỉnh chế độ ăn giàu chất xơ

Khi chất xơ hòa tan kết hợp với cholesterol trong đường tiêu hóa, chúng tạo thành một chất gel. Chất gel này sẽ không được cơ thể hấp thu mà sẽ được đào thải ra ngoài theo phân. Nhờ đó, lượng cholesterol trong máu giảm đi, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

Hãy chú ý bổ sung:

  • Yến mạch: 30-50g mỗi ngày
  • Các loại đậu: 100g/ngày
  • Rau xanh: 400g/ngày
  • Trái cây tươi: 200-300g/ngày

2. Tăng cường omega-3

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa đa, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Chúng giúp giảm triglyceride, tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt), giảm viêm và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. 

Omega-3 có thể bổ sung qua các loại thực phẩm chức năng

Những nguồn omega-3 tự nhiên dồi dào như các loại cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ....... Khuyến nghị nên dùng từ 2-3 khẩu phần cá/tuần. Bên cạnh đó thì omega-3 có thể bổ sung qua các loại thực phẩm như: Quả bơ, ngũ cốc, đậu Hà Lan, trứng hạt chia, hạt bí, quả óc chó.......

3. Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất đều đặn như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, tập cardio hay yoga có thể giúp giảm mỡ máu bằng cách tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm LDL.

4. Giảm cân nếu thừa cân

Khi giảm 5-10% trọng lượng cơ thể gan sẽ sản xuất ít LDL cholesterol hơn 15%, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng HDL cholesterol, cải thiện tình trạng kháng insulin từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh tim mạch.

5. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Chất béo chuyển hoá được tạo ra bằng quá trình hydro hóa dầu thực vật. Loại chất béo này làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

thuc-pham-che-bien-san

Thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, calo và chất béo bão hòa, có thể làm tăng cân và tăng nguy cơ mỡ máu

6. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B3

Vitamin B3 (niacin) có khả năng giảm sản xuất cholesterol xấu (LDL) trong gan, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Các thực phẩm giàu Vitamin B3 như thịt nạc, cá, gia cầm..... Nguồn niacin thực vật bao gồm bơ, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, đậu xanh và khoai tây

7. Sử dụng dầu ăn lành mạnh

Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng mà còn ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Những loại dầu ăn lành mạnh nên sử dụng: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu avocado, dầu lạc.........

Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng mà còn ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

8. Bổ sung tỏi trong chế độ ăn

Allicin là một hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi, được hình thành khi tế bào tỏi bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ. Allicin giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong mạch máu. Khuyến nghị nên dùng 2-3 tép tỏi/ngày

Chính allicin là nguyên nhân tạo nên mùi đặc trưng của tỏi và mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

9. Giảm lượng đường trong chế độ ăn

Đường đơn có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng triglyceride. Khi tiêu thụ quá nhiều đường đơn, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa thành triglyceride và lưu trữ dưới dạng mỡ. Các thực phẩm chứa nhiều đường đơn nên hạn chế như nước ngọt, bánh kẹo và các sản phẩm tinh luyện (bánh mì trắng, mì gói, gạo trắng)......

10. Ngưng hút thuốc

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm thay đổi đáng kể mức cholesterol trong máu. Hút thuốc làm tăng nhanh sự oxy hóa của LDL-cholesterol, LDL-cholesterol khi bị oxy hóa trở nên rất nguy hiểm, nó sẽ bám vào thành mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ.

11. Uống Trà thải độc Phạm Gia hàng ngày

Mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt khi chỉ số triglyceride vượt quá 240mg/Dl. Để cải thiện tình trạng này, Trà thải độc Phạm Gia được tin dùng là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và ly giải mỡ trắng. 

Trà thải độc Phạm Gia giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu trong khi các loại sản phẩm khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%.

Với thành phần chính là trà hoa vàng, sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn hỗ trợ chức năng gan - cơ quan chính sản xuất cholesterol, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, giúp giảm lượng triglyceride. Nhờ đó, việc duy trì chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200mg/Dl và triglyceride dưới 160mg/Dl sẽ trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Việc giảm mỡ máu là một quá trình có thể thực hiện được thông qua chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và các biện pháp tự nhiên. Bằng cách kết hợp các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, kiểm soát căng thẳng, và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu sức khỏe mà mình đặt ra. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

➔ Xem thêm: Cholesterol trong máu là gì?