Bệnh huyết áp cao? Hãy thử ngay Hà thủ ô đỏ Phạm Gia
Bệnh Huyết Áp Cao là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Như thế nào là Huyết áp cao?
Huyết áp cao sẽ được xác định dựa trên 2 chỉ số là Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương. Hai chỉ số này có thể đo bằng thiết bị đo chuyên dụng, rất dễ tìm mua tại các hiệu thuốc, hoặc các cửa hàng thiết bị y tế
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp tâm thu ghi ở vị trí tử số. Huyết áp tâm trương ghi ở vị trí mẫu số.
Cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên.
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên.
- Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
- Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
- Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
- Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Huyết Áp Kế - chuyên dùng trong đo huyết áp
Triệu chứng cao huyết áp
Hầu hết triệu chứng cao huyết áp đều không rõ ràng. Thông thường các bệnh nhân tăng huyết áp đều rất khó nhận biết bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dù đã bị cao huyết áp, kể cả khi bệnh lý đã đến mức khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Đặc biệt các biến chứng tim mạch do cao huyết áp có thể đột ngột xuất hiện và gây nguy hiểm đến tính mạng
Nguyên nhân của cao huyết áp
- Cao huyết áp do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.
- Cao do hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp, được gọi là cao huyết áp thứ phát
- Cao huyết áp do thói quen sinh hoạt chưa hợp lý: như thừa cân béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, thức khuya dậy muộn, căng thẳng stress kéo dài.....
- Cao huyết áp do thói quen ăn uống không điều độ: ăn mặn, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, uống nhiều cafe trong thời gian dài......
- Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần, thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Do các mẹ bị thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ tuổi cao trên 35 tuổi, hoặc có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...
- Ngoài ra rối loạn lipid trong máu làm tăng lắng đọng mảng xơ vữa và gây chít hẹp thành mạch, từ đó gây tăng huyết áp. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng huyết áp cao mà chúng ta ít khi để ý tới.
Nhà ai có người BỆNH HUYẾT ÁP CAO? Hãy thử ngay Hà thủ ô đỏ Phạm Gia
Bệnh Cao huyết áp là 1 đại dịch không lây trên toàn cầu.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) vào năm 2018 trên thế giới có 1 tỷ người Cao huyết áp, dự kiến sẽ tăng lên 1.56 tỷ vào năm 2025. Còn ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng vào năm 2008, tỉ lệ tăng huyết áp trên dân số là 25,1% và tăng lên 47,3% vào năm 2015.
Tỉ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người vào năm 2015, trong đó 4,9 triệu người do bệnh mạch vành, 3.5 triệu do đột quỵ. Nó là yếu tố nguy cơ chính gây suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoài biên,…
Với sự phổ biến và nguy hiểm như vậy, việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng. Để đạt được kết quả tốt, ngoài việc người bệnh phải chú trọng quan tâm, tự chăm sóc, còn nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong xã hội. Đặc biệt là những người thân trong gia đình.
Dùng Hà Thủ Ô Phạm Gia giúp gì cho người bị huyết áp cao
Hà Thủ Ô Phạm Gia - Điều hoà huyết áp Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Như đã nói ở trên nguyên nhân chính gây ra bệnh huyết áp cao đó chính là rối loạn lipid trong máu. Thành phần chính của Hà Thủ Ô Phạm Gia là Hà thủ ô đỏ có chứa: Tanin và 2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside. Các loại chất này giúp chúng ta hỗ trợ cân bằng lipid trong máu hiệu quả. Vậy nên HÀ THỦ Ô ĐỎ PHẠM GIA đặc biệt được khuyên dùng cho người bệnh huyết áp cao, đây là cách thức để chăm sóc sức khoẻ an toàn , hiệu quả và nhanh chóng tại nhà mà chúng ta lại không mất quá nhiều thời gian để đến điều trị tại các cơ sở y tế.
Nếu trong gia đình anh chị có người bị huyết áp cao thì hãy sử dụng ngay Hà Thủ Ô của Phạm Gia với liều lượng sử dụng 40 - 60 viên/ngày chia làm 2 lần. Duy trì đều đặn 1 - 2 tháng sẽ thấy được hiệu quả nhé.