Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những mô khỏe mạnh của cơ thể.

Hệ thống miễn dịch giúp phát hiện được mầm bệnh

Tổng quan hệ thống miễn dịch của cơ thể

Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch tự nhiên với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn.

Ở người, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn bao gồm hệ bạch huyết, tủy xương, lá lách và tuyến ức. Vai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể chống lại các mối đe dọa, bao gồm các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, nấm) và cả tế bào ung thư. Các mầm bệnh có thể nhanh chóng tiến hóa và thích nghi, do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. 

Các Bệnh Gây Ra Do Suy Giảm Hệ Miễn Dịch

Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến bệnh tự miễn, bệnh viêm và ung thư. Suy giảm miễn dịch là khi hệ miễn dịch ít hoạt động hơn bình thường, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng tái phát và đe dọa đến mạng sống. Ở người, suy giảm miễn dịch có thể là kết quả của một căn bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp cấp, các bệnh liên quan đến HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Ngược lại, bệnh tự miễn là kết quả khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức nên tấn công chính các mô bình thường như thể là sinh vật ngoại lai. Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường type 1, và lupus ban đỏ hệ thống...

Có hẳn một bộ môn nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch gọi là Miễn dịch học

Vai trò của hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia bao gồm tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này

Hệ thống miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Dễ cúm hoặc cảm lạnh cho thấy bạn có hệ thống miễn dịch yếu

Ngoài ra Hệ miễn dịch còn tạo ra kháng thể - là những chất được tiết ra từ cơ thể người giúp cho hệ miễn dịch nhận biết cũng như vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh xâm nhập đã từng gặp. Kháng thể cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể người bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có hại.

Hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Người nào có khả năng sản xuất kháng thể càng nhiều thì khả năng miễn dịch, chống lại bệnh nhiễm khuẩn càng tốt.

>>> Xem thêm: Sản phẩm Trà Thải Độc giúp THANH LỌC CƠ THỂ, HỖ TRỢ CHỨC NĂNG GAN, THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ, hỗ trợ chuyển hóa mỡ dư thừa mang lại làn da, giấc ngủ, sức khỏe tốt hơn.

Vai Trò Của Hệ Miễn Dịch Trong Phát Hiện Ra Tế Bào Ung Thư

Một vai trò quan trọng khác của hệ thống miễn dịch là xác định và loại bỏ khối u

Tế bào ung thư không phải là tế bào bình thường, vì vậy một số kháng thể của hệ miễn dịch có thể phát hiện các tế bào ung thư. Kháng thể dính và khóa tế bào ung thư lại khiến chúng bị kìm hãm, đồng thời báo hiệu cho cơ thể thực hiện phản ứng miễn dịch để tiêu diệt và loại bỏ chúng. Tuy nhiên tế bào ung thư là kẻ địch rất tinh ranh, vì chúng có thể phát triển một số cách “tàng hình” để qua mặt hệ miễn dịch, hoặc lợi dụng một số loại tế bào của chính hệ miễn dịch để phòng vệ trước sự tấn công của hệ miễn dịch.

Giải mã cuộc chiến ly kỳ giữa ung thư và hệ miễn dịch là vấn đề làm đau đầu các nhà khoa học suốt 50 năm qua

Theo TS. Phan Minh Liêm - BV Nhân dân 115 (TPHCM) Hệ miễn dịch của cơ thể gồm 2 nhánh: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu). Sự hỗ trợ qua lại giữa hai nhánh của hệ miễn dịch giúp cơ thể chúng ta kháng bệnh một cách hiệu quả. Thế nhưng những tế bào ung thư thông minh sử dụng nhiều cơ chế phòng vệ đa dạng để lẩn tránh hoặc ức chế các phản ứng tấn công của hệ miễn dịch.

Do đó, một số phương pháp điều trị bệnh ung thư mới đang được nghiên cứu, hướng đến việc hạn chế hệ miễn dịch suy giảm, cũng như tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Mục tiêu của liệu pháp này là nhằm chống lại và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trước khi chúng hình thành khối u bằng các sinh chất tự nhiên có trong hệ miễn dịch.

Tế bào ung thư sản sinh không ngừng và gần như là bất tử