Ô nhiễm không khí không còn gây hại với Trà thải độc Phạm Gia
Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm Có tới 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
''Có tới 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm''
Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc. Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người. Tóm lại, ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Rất khó để giảm thiểu ô nhiễm nhanh chóng trong khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển. Bởi vậy, mỗi gia đình hãy tự trang bị những cách giúp đào thải độc tố trong cơ thể do ô nhiễm không khí gây ra.
Ô nhiễm môi trường không khí là như thế nào?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới
Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo.
WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index - EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. C
Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí tại nước ta. Từ năm 2010 - 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày (Air Quality Index - AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 - 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm.
Qúy 1 và 2 năm 2021, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có sự cải thiện khá rõ rệt. Cụ thể, kết quả tính toán AQI của cả hai thành phố đều duy trì ở mức thấp và trung bình. Nguyên nhân chính là do sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh, do thực hiện cách ly xã hội nên lượng lưu thông của các phương tiện đã giảm đi đáng kể.
Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các thành phần chính của ô nhiễm không khí ở các nước phát triển là nitơ dioxide (từ việc đốt nhiên liệu hoá thạch), ozon (do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên nitơ dioxide và hydrocarbon) và các hạt rắn hoặc hạt nhỏ lỏng lơ lửng. Trong nhà, hút thuốc lá thụ động là một nguồn gây ô nhiễm, cũng như đốt nhiên liệu sinh học (ví dụ gỗ, chất thải động vật, cây trồng) ở các nước đang phát triển (ví dụ như nấu ăn và sưởi ấm).
Sinh hoạt của các hộ gia đình
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật, một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu là rơm, rạ và trấu để nấu ăn, sưởi ấm và thắp sáng nhà cửa.
Việc đốt các các nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật rơm, rạ, trấu tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt vật chất (PM), metan, carbon monoxide, hydrocarbon và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra.
- Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi).
- Việc sử dụng dung môi, trong các ngành công nghiệp hóa chất và khai thác, cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra khí thải từ xe cơ giới và các phương tiện vận chuyển hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
- Các nhà máy nhiệt điện chạy than và các máy phát điện diesel cũng đóng góp tương đối cho quá trình ô nhiễm này. Ở các nước đang phát triển và các nước nghèo, đốt sinh học truyền thống là nguồn gây ô nhiễm không khí chính; Sinh khối truyền thống bao gồm: gỗ, chất thải cây trồng và phân....
- Hoặc cũng có thể do tài nguyên quân sự, chẳng hạn như, vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa.
Các nhà máy nhiệt điện chạy than góp phần gây ô nhiễm không khí rất lớn
Nông nghiệp
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính từ nông nghiệp đó là từ chăn nuôi gia súc: trâu, bò, ngựa, lợn,… thải ra khí metan và amoniac, việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng cũng sản sinh ra khí metan. Khí thải metan góp phần vào việc hình thành ozone ở tầng bình lưu, là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp
Đốt chất thải
Đốt rác thải và chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp rác thải cũng phát sinh nhiều chất ô nhiễm độc hại như: bụi, NOx, CO, CO2 , SOx, THC, HCl, HF, dioxin/furan, hơi nước và tro vào khí quyển. Khí thải sinh ra từ các lò đốt rác cũng đang làm ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Chất thải lắng đọng trong các bãi chôn lấp, tạo khí mê-tan. Methane rất dễ cháy và có thể tạo thành các hỗn hợp nổ với không khí. Methane cũng là một chứng ngạt và có thể di chuyển oxy trong một không gian kín.Ngạt thở hoặc nghẹt thở có thể xảy ra nếu nồng độ oxy giảm xuống dưới 19, 5% do sự dịch chuyển.
Trên toàn cầu, ước tính 40% chất thải được đốt công khai
Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4,…
Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí cao hơn khi sử dụng các phương tiện giao thông lỗi thời, cũ kĩ không đạt tiêu chuẩn khí thải, cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
Trong tương lai không xa khi các cơ sở hạ tầng cho phương tiện giao thông chạy điện đã phủ sóng thì chúng ta có thể giảm 90% lượng khí thải đến từ giao thông đô thị
Trà Thải Độc Phạm Gia sẽ hỗ trợ thải độc tố ra khỏi cơ thể
Trà Thải Độc Phạm Gia hỗ trợ thải độc tố từ môi trường bên ngoài
Rất khó để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khi đất nước đang phát triển, vì thế trong khi chưa tìm được giải pháp khắc phục ngay tình trạng này thì việc nên làm là tìm cho bản thân và gia đình một giải pháp chủ động thanh lọc cơ thể, giải độc tố trong cơ thể.
Trà thải độc của Phạm Gia là một giải pháp an toàn và tối ưu trong thời điểm này với thành phần hoàn toàn từ những thảo dược quý hiếm, trong đó có nấm lim xanh là một trong những thảo dược có khả năng thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố cao.
Lời khuyên cho bạn:
- Hạn chế hít vào những thứ độc hại do ô nhiễm môi trường, thuốc lá, chất độc hại bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với các dung dịch hóa học.
- Đồng thời nên áp dụng các bài tập vận động lành mạnh, yoga cũng giúp phổi hoạt động hiệu quả.
- Uống Trà thải độc Phạm Gia với 3-4 gói pha với 2-3L nước sôi, để nguội uống thay nước lọc hàng ngày, ăn uống củ quả tươi, thực phẩm an toàn đảm bảo, hạn chế nước có cồn để cơ thể hoạt động tốt hơn.
Sử dụng Trà thải độc thay nước lọc mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn ngay sau 1 liệu trình.