Cơ thể con người là một cỗ máy phức tạp, luôn hoạt động không ngừng để duy trì sự sống. Trong quá trình sống, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều chất độc hại từ môi trường, thực phẩm, thuốc men... Để bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực này, cơ thể chúng ta có một hệ thống thải độc vô cùng hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 6 cơ quan thải độc chính của cơ thể và tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe.

I. Tại sao cần đào thải độc ra khỏi cơ thể

Bước đầu khi tìm hiểu về các cơ quan thải độc bạn cần phải biết tại sao cơ thể chúng ta lại cần thải độc. Trước những tác động từ các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như: không khí ô nhiễm, khói bụi, khí thải công nghiệp, hoặc ăn uống các thức ăn kém vệ sinh, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.... Những tác nhân này khi hấp thụ và cơ thể sẽ khiến cho độc tố bị tích tụ lại.

Tại sao cần thải độc ra khỏi cơ thể?

Bên cạnh đó chính bản thân cơ thể chúng ta cũng sản sinh ra chất độc. Quá trình ruột bài tiết và chuyển hóa sản sinh ra chất độc hại. Các chất này sẽ ở lại trong ruột và nếu chúng ta không giải độc cơ thể thường xuyên thì một số các vi khuẩn có thể phá vỡ protein. Những độc tố này ở trong cơ thể lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh như táo bón, thâm nám, cơ thể có mùi, tim mạch, …

Muốn một sức khỏe tốt bạn cần phải đào thải độc ra khỏi cơ thể. Con người có 6 cơ quan thải độc chính đảm nhiệm vai trò như nhà máy thải độc giúp cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh là da, phổi, huyết tương, đại tràng, gan. Tuy nhiên, ngoài việc để cơ thể tự thải độc  bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm chức năng để giúp đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể một cách tối ưu nhất.

➔ Tìm hiểu thêm về 10 cách thải độc cơ thể mỗi ngày

II. 6 cơ quan thải độc chính của cơ thể

6 cơ quan thải độc chính của cơ thể là gan, thận, phổi, ruột, da và hệ bạch huyết. Việc hiểu rõ về vai trò của các cơ quan này sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể, từ đó có được một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

1. Da: Rào chắn bảo vệ và thải độc

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và đóng vai trò như một rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời, da cũng tham gia vào quá trình thải độc bằng cách tiết mồ hôi. Mồ hôi giúp loại bỏ một số chất độc hại và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Da còn giúp loại bỏ các độc tố thông qua quá trình làm sạch lỗ chân lông và khi tế bào da chết bong ra. Quá trình này không chỉ giúp da luân chuyển mà còn vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da như dinh dưỡng, ô nhiễm và stress. Các tác nhân này có thể làm giảm khả năng thải độc tự nhiên của da, gây ra mụn, viêm nhiễm và các vấn đề về da khác.

Để chăm sóc da hiệu quả, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu và uống đủ nước. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, tránh hóa chất có hại cũng giúp hỗ trợ da trong quá trình thải độc.

Chất độc khó đào thải của các cơ quan khác sẽ theo mồ hôi đào thải ra ngoài

2. Phổi: Cửa ngõ hô hấp và thải độc

Phổi có nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide. Bên cạnh đó, phổi cũng tham gia vào quá trình thải độc qua việc loại bỏ bụi bẩn và các chất độc hại trong không khí.

Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, và hóa chất độc hại trong môi trường có thể gây tổn hại cho phổi. Những yếu tố này làm giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi.

Để bảo vệ phổi, hãy cố gắng sống ở những nơi có không khí trong lành, tránh xa khói thuốc và ô nhiễm. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện sức khỏe phổi, đặc biệt là các bài tập tim mạch như chạy bộ hoặc bơi lội.

3. Hệ bạch huyết: Hệ thống vệ sinh của cơ thể

Hệ bạch huyết có chức năng vận chuyển bạch huyết, loại bỏ các chất thải, vi khuẩn và tế bào chết ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hệ bạch huyết còn tham gia vào quá trình miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

4. Đại tràng: Đường tiêu hóa và thải độc

Lượng thức ăn còn lưu lại ở đại tràng sẽ hình thành nên phân qua quá trình lên men và thối rữa. Quá trình này sẽ sản sinh ra các chất độc indole và cộng thêm độc chất có trong thức ăn. Nếu không kịp thời đào thải ra ngoài thì độc tố sẽ bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể, gây nguy hiểm.

Chế độ ăn uống giàu chất xơ và probiotic không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Không ăn đủ chất xơ có thể làm gia tăng tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tích tụ độc tố trong hệ tiêu hoá.

Vì thế để giúp đại tràng hoạt động hiệu quả thì bạn nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn và ăn nhiều chất xơ phòng ngừa táo bón, uống đủ nước và giảm thiểu thực phẩm chế biến sẵn

5. Gan: Nhà máy lọc độc số 1 của cơ thể

Chất độc trong thức ăn không được chuyển hoá có thể lưu lại một phần trong gan

Gan là cơ quan thải độc chính của cơ thể, đảm nhiệm trên 500 công việc khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính của gan giúp cơ thể bài tiết enzyme xử lý chất dinh dưỡng, dịch mật nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giúp khử các chất độc từ thận, ruột và đào thải chúng ra ngoài qua nước tiểu hoặc phân.

Các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan có thể gây đe dọa đến sức khỏe. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc gan để duy trì chức năng thải độc hiệu quả.

Để bảo vệ gan, bạn nên hạn chế tiếp xúc với rượu bia, thuốc lá và thực phẩm chứa hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chế độ ăn cân bằng cũng quan trọng để hỗ trợ gan hoạt động tốt.

➔ Xem thêm : Ăn gì để thải độc gan

6. Thận: Bộ lọc máu hiệu quả

Thận hoạt động như một bộ lọc trao đổi chất, giúp cơ thể bài tiết chất độc qua đường tiểu. Đồng thời, cơ quan này giúp duy trì cân bằng điện giải, loại bỏ ure, creatinine và các chất độc trong máu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể điều hòa độ PH, cân bằng lượng nước và kali natri trong cơ thể.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận như sỏi thận, viêm thận Hay suy thận có thể làm giảm khả năng thải độc của cơ thể. Những tình trạng này cũng có thể phát triển do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu nước.

Để bảo vệ cơ quan thải độc này bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, nhằm giúp thận hoạt động thật tốt thì bạn nên ăn thêm củ cải đường và dâu tây nhé!. 

➔ Xem thêm 4 dấu hiệu cảnh báo thận bị nhiễm độc

Thận là cơ quan thải độc quan trọng nhất của cơ thể

Bên cạnh việc để cơ thể tự hoạt động và đào thải độc tố bạn cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ để giúp đẩy mạnh quá trình giải độc. Trà thải độc Phạm Gia Gold 3+ sẽ là sản phẩm bạn không thể bỏ qua. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như trà hoa vàng, nấm lim xanh, thảo quyết minh, sơn tra, giảo cổ lam, cam thảo.... được sử dụng từ những bài thuốc gia truyền của các y sĩ xưa giúp các cơ quan thải độc hiệu quả, an toàn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về 6 cơ quan thải độc chính của cơ thể. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, nếu như bạn có quan tâm đến các sản phẩm chức năng từ thiên nhiên, an toàn để hỗ trợ thêm vào quá trình thải độc của cơ thể như Trà thải độc Phạm Gia thì hãy liên hệ ngay với Phạm Gia qua số Hotline: 0916.841.194 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!