Nấm Ngọc Cẩu được dùng với tên thuốc là Nấm Toả Dương, còn tên là Ngọc Cẩu vì nấm mọc ra giống hình ''của quý'' của loài chó nên có tên gọi như vậy.

Tìm hiểu về nấm ngọc cẩu

Tên gọi khác: Sâm toả dương, nấm toả dương. Tên khoa học: Balanophora polyandra

Thành phần hóa học: Tanin, L – Arginin, Anthoxyanozit, Terpenoid, testosterone, diogenin, gentiannine, trigonelline, carpaine, choline......

Phân loại: Nấm có nhiều hình thù, thậm chí màu sắc cũng tương đối khác nhau nên thường được phân loại dựa trên

  • Nấm đực có hình dáng to lớn hơn nấm cái, độ dài nấm khi trưởng thành có thể dài từ 15-25cm. Nấm cái thì có thân ngắn hơn nhưng bông to
  • Loại ruột vàng bên trong thì thường có mùi thơm hơn loại ruột đỏ/tím nên hay được dùng ngâm rượu 

Phân biệt theo màu bên trong ruột nấm

Loại thực vật này mọc thành chùm, thường ký sinh trên thân gỗ lớn. Ở Việt Nam, thường bắt gặp ở vùng khí hậu ẩm thấp như Ba Vì, Hà Tây, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng,.....

Nấm có vị chát, ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ thận, tráng dương, chữa yếu sinh lý, liệt dương, mộng tinh, di tinh đặc biệt tốt cho nam giới và giúp phụ nữ phục hồi sức khoẻ sau khi sinh con.

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Trong đông y các bài thuốc dùng loại dược liệu này nổi danh là tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. 
  1. Tăng cường chức năng sinh lý: được coi là một loại “thần dược” cho nam giới, giúp cải thiện các vấn đề về sinh lý như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh.
  2. Bổ thận, tráng dương: tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
  3. Bổ máu, giảm đau: tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau nhức xương khớp, đau đầu, mỏi mắt, hoa mắt chóng mặt.
  4. Bồi dưỡng cơ thể: tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  5. Điều trị các bệnh lý khác: tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, tiểu đường, ung thư,... Đặc biệt khi Nấm Ngọc Cẩu được phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị rối loạn tiền đình cho hiệu quả rất tốt.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu:

Có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như sắc nước uống, ngâm rượu, chế biến thành món ăn,...

Sắc nước uống: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất

  • Chuẩn bị 10-15g nấm khô, rửa sạch.
  • Cho nấm vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.
  • Chắt lấy nước uống, dùng ngày 2-3 lần.

Ngọc cẩu ngâm rượu

  • Chuẩn bị 100g nấm khô, rửa sạch.
  • Cho nấm vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng.
  • Ngâm rượu trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày uống 1-2 chén nhỏ

Rượu ngâm nấm toả dương

  • Chế biến thành món ăn: Loại nấm này có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như xào cùng thịt bò, nấu canh gà,...

Đối tượng không nên sử dụng nấm ngọc cẩu

Mặc dù dược liệu này không độc và hầu như không có tác dụng phụ, tuy nhiên có những trường hợp không nên tiêu thụ loại nấm dược liệu này:

  1. Người suy giảm chức năng gan thận: Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của nấm ngọc cẩu đối với người suy giảm chức năng gan thận. Do đó, sử dụng nấm cho nhóm người này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
  2. Người nghiện rượu: Các bài thuốc sử dụng nấm ngọc cẩu thường được chế biến ngâm cùng rượu. Việc sử dụng rượu có thể kích thích cơn thèm rượu ở người nghiện, dẫn đến nguy cơ tái nghiện cao.
  3. Phụ nữ mang thai và cho con bú: Do nấm có tính nóng, có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
  4. Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thảo mộc hoặc thực phẩm khác, nên thử nghiệm với liều lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
  5. Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao: Sử dụng nấm có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
  6.  Người đang sử dụng thuốc tây: Nấm ngọc cẩu có thể tương tác với một số loại thuốc tây, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tây hoặc gây ra tác dụng phụ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc tây nào.
  7. Trẻ em dưới 12 tuổi: Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 12 tuổi còn yếu, chưa đủ khả năng để xử lý các thành phần trong nấm ngọc cẩu.

Giá nấm ngọc cẩu trên thị trường

Giá sẽ phụ thuộc vào chất lượng và loại nấm dao động từ 150.000đ/kg - 900.000đ/kg
  • Giá nấm tươi loại tốt dao động từ 150.000 – 350.000đ/kg.
  • Giá nấm khô loại tốt dao động từ 450.000 – 800.000đ/kg.

Nấm ngọc cẩu là một thành phần quan trọng có trong Chiết Xuất Hà thủ Ô Đỏ Phạm Gia

Thừa hưởng toàn bộ dược tính của nấm ngọc cẩu. Chiết xuất Hà thủ ô Phạm Gia giúp tối ưu hóa hiệu quả, khắc phục nhược điểm hạn chế những người sử dụng loại nấm này. Tư vấn cụ thể liên hệ 0916841194

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nấm dược liệu quý này.