Lạm dụng thuốc giải say gây nguy hại cho sức khoẻ

Hiện nay, sự đa dạng của các loại thuốc giải say khiến nhiều "con men" nảy sinh tâm lý cứ tha hồ uống bia rượu rồi dùng "thuốc giải". Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giải say có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Hãy cùng Phạm Gia khám phá những sự thật có thể bạn chưa biết về thuốc giải say trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ chế hoạt động của thuốc giải say khi đi vào cơ thể

Trước khi bật mí những tác hại của việc làm dụng thuốc giải say, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của loại thuốc này khi đi vào cơ thể nhé! Thực tế, thuốc giải say bia, rượu không phải là "thần dược" như suy nghĩ của nhiều người.

 

Nếu uống nhiều rượu việc lam dụng thuốc giải say rượu sẽ không thể hóa giải hết lượng cồn nên người uống vẫn say xỉn và ngộ độc

Chúng là một dạng thực phẩm chức năng với thành phần chủ yếu là vitamin (B6, B1), đường, acid fumaric, acid glutamic, acid succinic.... Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa rượu thành các chất không độc như nước, CO2. Đồng thời, chúng không có tác dụng bảo vệ hay phục hồi những tổn thương do bia, rượu gây nên.

Bên cạnh đó, rượu sau khi đi vào cơ thể sẽ được phân bố đến các tế bào và chuyển hóa thành acetaldehyd. Đây chính là "thủ phạm" gây say rượu và ngộ độ rượu. Khi đó, các thành phần có trong thuốc giải có tác dụng ức chế sự hình acetadelhyd và đào thải chất độc đó ra khỏi cơ thể.

Lạm dụng thuốc giải say gây nguy hiểm cho sức khỏe

 

Các bác sĩ khuyến cáo thuốc giải say rượu bia không phải “thần dược” mà chỉ là thuốc hỗ trợ.

Thực chất, các viên giải say chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan bị rượu làm tổn hại.

Sử dụng với liều lượng thích hợp, thuốc giải say có tác dụng giúp người uống giảm thiểu các triệu chứng khi say rượu như đau nhức đầu, buồn nôn; giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giải say có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Có thể kể đến như:

Lạm dụng thuốc giải say làm ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác

Lạm dụng thuốc giải say hoặc dùng quá liều lượng có thể gây ra phản ứng ngược làm tăng men gan (như AST, ALT, gamma-GT), làm giảm chất bảo vệ gan.

  • Men gan cao kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như u gan, xơ gan, viêm gan, suy giảm chức năng gan...
  • Đồng thời có thể làm giảm các chất có chức năng bảo vệ gan, giảm khả năng tổng hợp acid béo và triglyceride, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, hoại tử tế bào gan, viêm loét hệ tiêu hóa.

Người uống rượu nhiều thuờng bị nhức đầu, dùng aspirin hoặc paracetamol trước hoặc ngay sau khi uống rượu có tác dụng giảm đau nhức đầu, giúp người uống rượu dễ chịu hơn, nhưng:

  • Aspirin có tác dụng phụ là làm tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng, dẫn đến đến viêm loét, gây xuất huyết hệ tiêu hóa. Cộng với việc uống rượu cũng góp phần bào mòn thành dạ dày của bạn.....
  • Paracetamol dùng liều cao trong thời gian dài có thể làm gan nhiễm độc, làm hoại tử tế bào gan.

Một số người vì quá tin tưởng vào chức năng "thần thánh" của thuốc giải say nên đã nạp một lượng bia rượu lớn vào cơ thể. Khi đó, việc lạm dụng thuốc giải say không có khả năng chuyển hóa hết lượng cồn trong rượu khiến người uống say xỉn và bị ngộ độc như bình thường, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Lạm dụng thuốc giải say làm men gan tăng cao

Lạm dụng thuốc giải say làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do rượu gây nên nhiều nhất là gan, cơ quan còn lại chính là hệ thần kinh trung ương

Thuốc giải rượu có hiệu quả tức nhanh nhưng cũng để lại nhiều tác dụng phụ không tốt với hệ thần kinh. Trong đó, nguy hiểm nhất là suy giảm trí nhớ, thường xuyên rơi vào tình trạng "nhớ nhớ, quên quên".

Các biện pháp "giải say" an toàn và hiệu quả

Dù uống nhiều hay ít thì rượu cũng là một chất kích thích độc hại, có khả năng làm suy yếu hệ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng rượu thường xuyên và uống với liều lượng lớn. Ngay sau đó việc lạm dụng thuốc giải say chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt.

Mặc dù vậy trong một số hoàn cảnh buộc bạn phải uống nhiều rượu và không may bị say. Để hạn chế các tác hại do lạm dụng thuốc giải say, Phạm Gia mách  cho bạn có thể áp dụng một số mẹo giải rượu an toàn dưới đây:

  • Pha nước ấm với nước chanh tươi và vài lát gừng: trong đó gừng có khả năng chống say, tăng lưu thông máu, hỗ trợ đào thải rượu tốt hơn; kết hợp cùng acid trong chanh trung hòa rượu hiệu quả.
  • Uống nước dừa: bổ sung đường tự nhiên, khoáng vi lượng giúp giải độc rượu nhanh chóng; nước ép mía với thành phần đường tự nhiên cao dễ hấp thu vào cơ thể, tăng cường đào thải rượu ra khỏi cơ thể; nước ép cà chua bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết sau khi say nôn
  • Người bị say có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít muối: sắn dây có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. 
  • Ăn lòng trắng trứng gà: bởi hàm lượng protein trong lòng trắng trứng có tác dụng giúp cồn bị kết tủa. Từ đó làm giảm lượng cồn hấp thụ trong máu và hạn chế hiện tượng bong niêm mạc dạ dày do rượu.
  • Sử dụng cháo trắng loãng: tăng cường lượng đường tự nhiên, giúp cơ thể phục hồi sau cơn say, giảm đau dạ dày
  • Ngoài ra, bạn nên ăn các loại quả có vị chua như cam, dâu tây, quýt,... vì chúng giảm hàm lượng ethanol trong máu hiệu quả
  • Đối với trường hợp mạn tính, có thể dùng trà được bào chế từ các loại thảo dược như: trà hoa vàng, nấm lim xanh, giảo cổ lam, xạ đen... là các thảo dược giúp thải độc gan thận, mật, giúp gan thận đào thải độc tố có trong rượu, ngoài ra còn có tác dụng giúp tái tạo tế bào gan, bảo vệ và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây đều là những thành phần chính cơ bản có mặt trong sản phẩm Trà thải độc Phạm Gia.

 

Trà thải độc Phạm Gia giúp thải độc gan thận mật

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác hại khi làm dụng thuốc giải say đối với sức khỏe. Hãy nhớ rằng không có bất kỳ loại thuốc nào có thể giúp bạn uống rượu như "hũ chìm" mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe đâu nhé. Và đừng quên theo dõi Phạm Gia để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về chăm sóc sức khỏe bạn nhé!