Cơn đau loét dạ dày, tá tràng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam và nữ. Nếu ai rơi vào những trường hợp thuộc các yếu tố, nguy cơ của bệnh thì sẽ dễ dàng mắc phải bệnh chỉ sau một thời gian ngắn.

Đau loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến

Đau loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày là một chỗ mòn đoạn niêm mạc đường tiêu hóa, điển hình là ở dạ dày (loét dạ dày) hoặc vài cm đầu tiên của tá tràng (loét tá tràng). Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.

Vị trí ổ đau loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa, dễ mắc ở những đối tượng sau:

  • Di truyền: loét tá tràng có tính chất di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và đồng thời xảy ra ở cả 2 anh (chị) em sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng.
  • Yếu tố tâm lí (stress): Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lí, tình cảm cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng.
  • Yếu tố tiết thực (liên quan đến thói quen, tập tục ăn uống vùng miền): Không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen ăn uống. (Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét dạ dày tá tràng ít hơn Miền Nam ăn toàn gạo).
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia (các đồ uống có cồn khác): trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Thuốc lá còn làm chậm sự lành sẹo và gây đề kháng với điều trị.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, hay bỏ bữa nhất là bữa sáng, ăn quá khuya, thức khuya, lười vận động…
  • Thói quen ăn uống: thích ăn các món chua, cay, nóng, lạnh, cứng, khó tiêu…

Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho đau loét dạ dày tá tràng, nhưng người ta thấy có một số yếu tố tham dự vào, đôi khi chúng phối hợp nhau. Các yếu tố gây tổn thương dạ dày, tá tràng này còn có sự tham gia của di truyền, yếu tố tâm lý, rối loạn vận động và môi trường (tiết thực, thuốc lá, thuốc kháng sinh kháng viêm, HP).

  • Loét do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày- tá tràng.
  • Nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no: Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu, người bệnh không kịp dùng bữa vì công việc hoặc phải nhịn ăn để giảm cân thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ cho đến khi dạ dày tiếp nhận được thức ăn. Đồng thời nếu người bệnh ăn quá no trong lúc đang đau bao tử cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường.
  • Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau loét dạ dày. Khi vừa dùng xong bữa tối và đi ngủ, dạ dày của người bệnh sẽ gặp phải áp lực tiêu hóa thức ăn. Mặc dù, cơ thể vẫn làm việc trong lúc ngủ, tuy nhiên năng suất sẽ không được như lúc thức. Do vậy, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau rát.

Phân biệt cơn đau loét dạ dày - tá tràng

Phân biệt được tình trạng viêm loét để có thể điều trị được hiệu quả

LOÉT DẠ DÀY

  • Hoàn cảnh xuất hiện: liên quan đến bữa ăn, sau ăn 30 phút – 2h, đau nhiều sau bữa ăn trưa và tối hơn là ăn sáng. tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tính chất lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid kém hơn so với loét hành tá tràng.
  • Tính chất: Đau rát bỏng, đau tăng lên lúc đói. Đau thượng vị sau khi ăn, sụt cân. Đau không giảm khi ăn. Đau ít khi xảy vào ban đêm.
  • Vị trí: thượng vị - nếu loét ở mặt sau thì đau xuyên ra sau lưng.
  • Chu kỳ:

+ Đau từng đợt, mỗi đợt kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm.

+ Gia tăng theo mùa -> mùa đông.

+ Khi nào acid xuống tá tràng, khi đó bệnh nhân đau (sau ăn 2 – 4h)

+ Các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét có thể làm mất tính chu kỳ này

  • Triệu chứng kèm theo: nghèo nàn, có thể nôn ra máu, đi cầu phân đen, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn…
  • Biện pháp giảm đau: Thuốc kháng toan hoặc thức ăn. khi có viêm kèm theo thì không đỡ hoặc đau thêm.
  • Lưu ý: một số trường hợp không có triệu chứng và được phát hiện khi có biến chứng.

Một miệng loét dạ dày lớn có thể nhìn thấy ở trung tâm của hình ảnh

LOÉT TÁ TRÀNG

Đau đặc trưng của đau loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày vì ở đây không có viêm phối hợp

  • Hoàn cảnh xuất hiện: 2-4h sau khi ăn.1-2h sáng. thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.
  • Vị trí: thượng vị.
  • Tính chất: kiểu quặn thắt ( khác với đau dạ dày là đau kiểu rát bỏng). Đau thượng vị khi đói. Giảm Đau sau khi ăn. Đau thường xảy ra vào ban đêm
  • Hướng lan: Lan ra sau lưng về phía bên phải ( 1/3 số trường hợp).
  • Chu kỳ: các đợt bộc phát rõ ràng, giữa các kỳ đau không có triệu chứng gì cả.
  • Lưu ý: Chỉ có loét dạ dày mới có nguy cơ ung thư hóa, còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa. Tỉ lệ loét ung thư hóa 5 – 10% ( thời gian loét kéo dài 10 năm).

Một vết loét tá tràng lớn được nhìn thấy ở vị trí 6 giờ

Biến chứng của bệnh đau loét dạ dày tá tràng

Đau loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị thích hợp, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu vết loét): là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.
  • Thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm. Ổ loét ăn thủng thành dạ dày, tá tràng làm chảy dịch tiêu hoá vào trong ổ bụng gây nên tình trạng viêm phúc mạc cần phải mổ cấp cứu sớm
  • Hẹp môn vị: thường gặp ở ổ loét hành tá tràng, ổ loét xơ chai gây chít hẹp đường xuống của thức ăn từ dạ dày. Thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, đầy hơi, đau bụng sau bữa ăn, nôn ra thức ăn cũ.
  • Ung thư hóa: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Tỉ lệ ung thư hóa khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.

Phòng tránh bệnh loét dạ dày tá tràng

Đau loét dạ dày tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm (đã nêu ở phần biến chứng của loét dạ dày tá tràng). Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh loét dạ dày tá tràng:

  • Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
  • Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa, dầu thực vật từ các loại hạt, sữa chua lên men, nước ép cam,dưa hấu giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
  • Kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn (như lạp sườn, xúc xích, dăm bông…); món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ; ăn đồ cay - nóng; đồ ăn cứng, dai (như gân, sụn, rau có nhiều xơ, quả xanh sống…); các loại dưa cà muối, hành muối, dấm tỏi, tiêu ớt; các loại quả chua (như chanh, cóc xanh, xoài xanh, sấu….)
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
  • Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.
  • Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và đúng cách, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
  • Nghỉ ngơi khoa học, ngủ sớm tránh thức khuya, đủ giấc.
  • Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…

Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Nếu bạn là một người hay sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá thì nên ngừng ngay lập tức những chất này. Đồng thời, đối với những ai có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, phải thường xuyên thức khuya hay ăn đồ cay nóng thì cũng nên khắc phục. Cùng với những các tự điều chỉnh như trên thì các bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa viêm loét dạ dày ngay tại nhà. Cụ thể một số cách đó như sau:

Uống mật ong và nghệ vào mỗi buổi sáng: Nghệ và mật ong chính là những khắc tinh hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh nên xay một hũ bột nghệ nguyên nhân để dùng dần hằng ngày. Cách dùng rất đơn giản, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, lúc bụng còn đang rỗng thì nên pha một muỗng cafe mật ong nguyên chất và ½ muỗng cafe bột nghệ. Hòa tan hỗn hợp với một ít nước ấm và uống, lưu ý có thể uống nhiều nước ấm.

Uống nước mạch nha : Người bị viêm loét dạ dày sử dụng kết hợp mạch nha và thanh bì theo tỷ lệ 3:1 để nấu lấy nước uống. Người bệnh nên nấu trong khoảng 25 phút để các loại nguyên liệu ra hết chất, sau đó chia thành nhiều phần để uống trong ngày.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với nước phật thủ: Cuối cùng là nước phật thủ, chỉ cần mua và rửa sạch phật thủ khoảng 15 gram, thái nhỏ và bỏ vào bình thủy, bình giữ nhiệt. Tiếp đến đổ nước sôi vào, hãm phật thủ trong vòng 20 phút. Sau đó, dùng để uống trong ngày như uống trà. Có  thể thêm chút đường phèn cho dễ uống.

Các bác sĩ cho biết, các bài thuốc kể trên chỉ có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị, không thể đẩy lùi dứt điểm viêm loét dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh có thể lựa chọn kết hợp hoặc thay thế bằng thuốc đặc trị. Một trong những bài thuốc đặc trị được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là Bột Dạ Dày Thanh Vị Tán Phạm Gia.

Bột Dạ Dày Thanh Vị Tán Phạm Gia đẩy lùi cơn đau loét dạ dày tá tràng

(Tài liệu tham khảo: Nội cơ sở - Đại học Y HN)

>Xem thêm: Giải rượu ngay lập tức với Trà thải độc - Phạm Gia