Gần đây có rất nhiều bạn gửi câu hỏi về việc sử dụng xuyên tâm liên Phạm Gia thường xuyên giúp ích gì trong trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị covid? Vì họ được mua cho hoặc người thân tặng nhưng vẫn chưa dám sử dụng. Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu thành phần trong Xuyên tâm liên Phạm Gia để biết những vị thuốc dân gian này có những tác dụng chính đến sức khoẻ chúng ta như thế nào.

Có 9 loại nguyên liệu thành phần chính trong Xuyên tâm liên Phạm Gia

Điểm danh 9 thành phần trong Xuyên tâm liên Phạm Gia

1. Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata)

Cây này là bản địa của khu vực Ấn Độ và Sri Lanka, được di thực và trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc. Theo đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn lạnh, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh trong tây y, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, trị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu...

Nghiên cứu những tác dụng dược lý của vị thuốc xuyên tâm liên bao gồm:

  • Tác dụng chống viêm rõ rệt, các tác giả cho thấy khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Xuyên tâm liên có tác dụng kháng lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng.
  • Tác dụng hạ nhiệt: Xuyên tâm liên có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt do bệnh đường hô hấp.

Thường được dùng trong các trường hợp như:

  • Trị bệnh cảm sốt, cúm, viêm amidan, trị ho do viêm họng, viêm phổi.
  • Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu.
  • Bệnh phụ nữ như viêm âm đạo gây khí hư, đau bụng kinh.
  • Trị chứng thấp nhiệt gây mụn nhọt, mẩn ngứa...

Xuyên tâm liên là thành phần chính có trong viên uống Xuyên tâm liên Phạm Gia

Đặt mua sản phẩm: Xuyên Tâm Liên Phạm Gia

2. Xuyên khung (Ligusticum striatum, 川芎)

Đây là loài cây có nguồn gốc từ vùng Hoa Bắc nhưng nơi cung cấp loại xuyên khung chất lượng dược tính cao nhất lại là Tứ Xuyên.

Có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, đởm và tâm bào. Có tác dụng đuổi phong tà, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, đầu nhức hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao, rét nhiều, ngực bụng đầy chướng, bán thân bất toại, chân tay co quắt, ung thư. Những người âm hư hỏa vượng không được dùng.

Xuyên khung là thành phần trong Xuyên tâm liên Phạm Gia

3. Bạch chỉ (Angelica dahurica)

Bạch chỉ là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán phân bố nhiều ở Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng.

Có tác dụng phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, dùng để làm thần kinh hưng phấn, làm huyết trong cơ thể vận chuyển nhanh chóng, làm thuốc thư gân, ra mồ hôi, chữa nhức đầu, bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt.

Thường dùng bạch chỉ làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Như vậy, hai vị xuyên khung bạch chỉ đều quy vào kinh phế, có tác dụng trừ phong, hoạt huyết, chữa các bệnh về đầu, mặt nên thường phối hợp xuyên khung bạch chỉ để điều trị cảm mạo phong hàn, nhức đầu hoa mắt, bế kinh

Vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 hàng năm cây bạch chỉ sẽ ra hoa màu trắng

Theo Đông y tác dụng của cây bạch chỉ thường nằm ở phần rễ củ

4. Mạch môn (Ophiopogon japonicus, ryu-no-hige hay ja-no-hige)

Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng hiện nay đã được trồng làm cảnh hoặc dược liệu ở nhiều nơi. Theo các nghiên cứu mới nhất các thành phần chính của Mạch môn đông như saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarid, thể hiện các hoạt động dược lý khác nhau. Đó là bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ho, chống vi trùng.

Sử dụng Mạch môn đông đường uống mang lại hiệu quả bảo vệ tim mạch đáng kể chống lại thiệt hại do isoproterenol gây ra. Thông qua việc tăng cường các chất chống oxy hóa nội sinh. Cụ thể là:

  • Giảm đáng kể độ cao của đoạn ST.
  • Làm suy giảm đáng kể nồng độ enzyme đánh dấu cơ tim.
  • Làm tăng đáng kể huyết thanh và hoạt động của enzyme chống oxy hóa cơ tim. Tác dụng bảo vệ tim mạch đối với chấn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ.
  • Saponin steroid từ rễ Mạch môn đông phát huy tác dụng bảo vệ tim, chống lại suy tim mạn tính do doxorubicin gây ra thông qua việc ức chế quá trình viêm và oxy hóa.

Những kết quả này cung cấp bằng chứng rằng saponin steroid từ rễ Mạch môn đông có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho suy tim mạn tính. Và nhiều các nghiên cứu khác cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch của Mạch môn đông.

Cây mạch môn

Củ Mạch môn

Củ Mạch môn sấy khô được sử dụng làm thành phần trong Xuyên tâm liên Phạm Gia

5. Hoàng Bá Nam (Oroxylon indicum Vent)

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta. Tác dụng dược lý và chủ trị Hoàng bá nam có khả năng chống viêm và chống dị ứng.

Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm độ thẩm thấu của mạch máu. Phần hạt của cây hoàng bá nam có khả năng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng dùng để chống ho, giảm đau. Phần vỏ của thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp vừa có thể chữa được các triệu chứng của mề đay vừa có khả năng kháng vi khuẩn.

Hoàng Bá Nam thuộc họ Chùm Ớt

6.Tía Tô (Perilla frutescens var. crispa)

Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á. Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Tía tô có tác dụng kháng khuẩn, ức chế một số vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng.

Tinh dầu Tía tô có tác dụng diệt lỵ amip. Chống nấm Candida albican. Ngăn ngừa dị ứng. Tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột dạ dày. Có thể giảm bớt bài tiết phế quản, giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Kích thích tiết mồ hôi.

Tía tô có mùi tinh dầu thơm và có lông

7. Tinh chất Tỏi Đen (Allium sativum)

Tỏi đen có xuất xứ từ Nhật Bản Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. ... Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu.Thu dọn gốc tự do.Chống oxy hóa. Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch. ..Bảo vệ tế bào gan. ...

Tỏi đen là tỏi khô được nung nóng nguyên củ ở nhiệt độ khác nhau trong nhiều tuần

8. Đại Hồi Nam (Illicium verum)

Đại hồi là loại cây gỗ sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng từ 6 – 10 m, có nguồn gốc ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam.Về tính vị, công năng thì hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. Hồi có tác dụng trừ hàn, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, chống nôn, chỉ thống, trừ phong, sát trùng

Có tác dụng đối kháng với histaminacetylcholin, làm giảm co thắt cơ trơn (thử nghiện trên chuột lang); Chống lại nọc độc rắn hổ mang; Kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng và tăng tiết dịch đường hô hấp, dùng làm thuốc tiêu đờm. Ức chế sự phát triển trực khuẩn lao và trực khuẩn subtilis. Cao chiết từ hồi có tác dụng ức chế sự phát triển các bào tử của nhiều loài nấm gây bệnh.

Bộ phận được sử dụng trong y học của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô).

9. Quế chi (Ramalus Cinnamomi)

Quế chi xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, sản lượng lớn nhất  được xuất khẩu là từ Srilanca. Ở Việt Nam, quế được trồng ở dọc dãy Trường Sơn từ Thanh Hóa đến Quãng Ngãi và một số tỉnh lẻ khác, trong đó nổi tiếng là quế Thanh Hóa. Quế chi có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm. Quế chi có tác dụng giải cảm tán hàn, dùng để chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao, có rét run, không đổ mồ hôi, chỉ thống thông kinh, hành huyết lợi tiểu

Quế chi có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm

Khi dùng có thể phối hợp với Ma hoàng trong bài Ma hoàng thang hoặc Quế chi thang. Làm thông dương khí khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ thể bị ngưng đọng gây phù nề. Hoặc dùng trong chứng đờm ẩm, khí huyết lưu thông kém. Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị các bệnh phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp.

Có thể phối hợp với bạch chỉ. Hành huyết giảm đau, dùng trong các trường hợp bế kinh đau bụng, thống kinh, phối hợp với xuyên khung, đương quy, ngô thù du, xích thược. Trường hợp thai chết lưu phối hợp với xạ hương, đau bụng do lạnh phối hợp với hương phụ. Làm ấm thận hành thủy: dùng cho chức năng thận suy yếu, tiểu tiện bí tức. Khi hen suyễn thì phối hợp với mộc thông, uy linh tiên.