Hiểm họa tiềm ẩn khi sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất
I. Những loại chất dinh dưỡng và khoáng chất nào có thể gây hại khi sử dụng quá liều?
1. Nạp quá nhiều Vitamin A gây nhiễm độc gan
Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe mắt, da và hệ miễn dịch. Ngộ độc vitamin A sẽ xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, da khô, nứt nẻ. Tiêu thụ quá liều trong thời gian dài có thể gây nhiễm độc gan, suy gan, loãng xương, tăng áp lực nội sọ (ở trẻ em),...
Nếu phụ nữ mang thai nạp quá nhiều vitamin A, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A cần có chế độ ăn điều độ: gan động vật, lòng đỏ trứng, cà rốt, khoai lang,...
2. Quá liều canxi, vitamin D và vitamin C có thể gây ra sỏi thận
Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng cho xương và răng, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, và vitamin C có vai trò trong sự phát triển và bảo vệ hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều, các chất này có thể tạo ra các tinh thể canxi trong thận, gây ra sỏi thận. Điều này có thể gây ra đau lưng, đau buồn tiểu, và gây rối chức năng thận.
Sỏi thận không chữa có thể tiến triển thành suy thận
3. Quá nhiều sắt có thể gây táo bón
Thừa sắt có thể do nhiều nguyên nhân: do di truyền (hemochromatosis), uống quá nhiều vitamin C, ăn quá nhiều thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...), truyền máu nhiều lần.
4. Ngộ độc selen suy thận, suy hô hấp, suy tim
Ngộ độc selen có thể xảy ra như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rụng tóc, mệt mỏi, tổn thương thần kinh, da và móng tay, suy thận, suy hô hấp,... hoặc gây hội chứng Keshan (một bệnh tim mạch gây suy tim và suy tim sung huyết)
Các thực phẩm giàu selen như hải sản cá ngừ, cá thu, cua, sò điệp.
5. Vitamin B6 có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong nhiều chứng năng của cơ thể, bao gồm chuyển hoá protein, chất béo, carbohydrate, chức năng hệ thần kinh, tạo tế bào máu
Khi dùng quá nhiều, có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh ngoại biên dẫn đến các triệu chứng như đau dây thần kinh, tê bì, hoặc suy giảm cảm giác, lâu dài làm gia tăng khả năng bị hội chứng Parkinson, nguy cơ ung thư phổi.
Các thực phẩm giàu vitamin B6 gồm chuối, khoai lang, thịt gà, cá hồi,...
6. Dầu cá gây khó chịu đường tiêu hoá
Dầu cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều, có thể gây khó chịu đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, trào ngược axit, khó tiêu...
Ăn nhiều dầu cá cũng có thể tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể (LDL-cholesterol), hạ huyết áp, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Dầu cá có thể làm rối loạn thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường
7. Sử dụng quá nhiều kẽm có thể gây mất hương vị và mùi
Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe, giúp củng cố hệ miễn dịch và tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate.
Tuy nhiên, kẽm có thể ảnh hưởng đến các tế bào thụ thể vị giác và khứu giác, dẫn đến mất khả năng cảm nhận hương vị và mùi.
Thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hàu, các loại hạt,...
8. Quá nhiều magiê có thể gây tiêu chảy
Magiê là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh và xương. Tuy nhiên, sử dụng quá liều magiê có thể hút nước vào ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Thực phẩm giàu magiê như rau chân vịt, sô cô la đen, các loại hạt,... Ngoài ra thuốc nhuận tràng cũng chứa nhiều magiê
9. Quá nhiều iốt có thể gây vấn đề cho tuyến giáp
Iốt là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều iốt có thể gây ra các vấn đề như bướu cổ, cường giáp, suy giáp.
Thực phẩm chứa nhiều iốt như hải sản, rong biển, các chế phẩm từ sữa, trứng, muối iốt.......
II. Làm thế nào để tránh sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất?
1. Thực hiện theo hướng dẫn dinh dưỡng
Tham khảo với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để biết lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết dựa trên nhu cầu sức khỏe của bạn. Họ có thể đưa ra một kế hoạch ăn uống cụ thể cho bạn.
2 .Đa dạng hóa chế độ ăn uống
Hãy ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo bạn không chỉ tập trung vào một loại chất dinh dưỡng hoặc khoáng chất cụ thể. Thực phẩm đa dạng giúp cung cấp đủ loại dưỡng chất mà bạn cần.
3. Đừng tự uống bổ sung dinh dưỡng mà không cần thiết
Nếu bạn không cần bổ sung dinh dưỡng, hãy tránh tự uống các loại thực phẩm bổ sung, vitamin, hoặc khoáng chất. Nếu bạn cảm thấy cần bổ sung, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu.
4. Kiểm soát liều lượng
Để tránh quá liều, tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm bổ sung. Không tự tăng liều lượng mà không có hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
5. Sử dụng thực phẩm tự nhiên
Thay vì dựa vào thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn thông qua thực phẩm tự nhiên và chế độ ăn uống cân đối.
6. Theo dõi triệu chứng quá liều
Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng quá liều, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo với bác sĩ.
7. Kiểm tra tình trạng sức khỏe:
Định kỳ kiểm tra sức khỏe với bác sĩ để đảm bảo bạn không có tình trạng thiếu hoặc quá thừa một số chất dinh dưỡng hoặc khoáng chất.
III. Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng và bổ sung chất dinh dưỡng
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp thông tin về liều lượng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm.
- Không tự ý sử dụng thực phẩm chức năng và bổ sung chất dinh dưỡng: Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng và bổ sung chất dinh dưỡng.
- Không sử dụng thực phẩm chức năng và bổ sung chất dinh dưỡng để thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm chức năng và bổ sung chất dinh dưỡng chỉ nên được sử dụng như một chất bổ sung cho chế độ ăn uống lành mạnh