Top 9 thủ phạm gây bệnh cho đường tiêu hoá
Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh cho đường tiêu hoá mà bạn ít khi chú ý phòng tránh
Bệnh về đường tiêu hóa là nỗi lo chung, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của nhiều người. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân đến khám các bệnh lý tiêu hóa tăng 20% mỗi năm.
Vì vậy sức khoẻ đường tiêu hoá đang làm một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam. Nhưng những việc chính chúng ta đang làm hàng ngày lại là nguyên nhân gây bệnh cho đường tiêu hoá mà không hề hay biết
1. Stress cũng gây bệnh cho đường tiêu hoá
Sự căng thẳng ở bất kỳ góc độ nào, từ thể chất, cảm xúc, tinh thần hay bất kỳ yếu tố nào khác, đều đóng nguyên nhân chính trong rất nhiều những rắc rối mà hệ tiêu hóa đang phải đối mặt, như những triệu chứng khó chịu ở ruột, khó tiêu và ợ nóng.
Khi bạn gặp stress, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, cơ thể tập trung vận chuyển máu, năng lượng và oxy tới những bộ phận khác nhằm giúp bạn có đủ năng lượng và sức mạnh để hoạt động và xua tan những rắc rối.
Quá trình này khiến cho thức ăn nằm lại trong cơ quan tiêu hóa lâu hơn nên sẽ bị lên men, gây ra vô số vấn đề cho hệ tiêu hóa.
2. Nhai không đúng cách
Thức ăn nếu chỉ được nuốt sau vài lần nhai vội vàng cũng làm cơ thể khó tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình tiêu hóa sẽ phải diễn ra vất vả hơn để phân hủy hoàn toàn thức ăn.
Hệ quả là cơ thể khó hấp thu được hết các vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác trong thức ăn, đồng thời còn làm chúng ta bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, và gây bệnh cho đường tiêu hoá của chúng ta nữa.
Nhai không đúng cách khiến cơ thể khó hấp thu được hết chất dinh dưỡng
3. Kết hợp thực phẩm sai
Một số loại thực phẩm có thể gây ra những rắc rối cho hệ tiêu hóa khi chúng được ăn kèm với những thứ khác. Thí dụ: chỉ nên ăn trái cây riêng để chúng có thể được tiêu hóa nhanh hơn.
Nếu dùng trái cây cùng với những thực phẩm khác như ngũ cốc, thịt,… có thể gây ra những phản ứng ngược lại, làm lên men và tạo ra nhiều hơi gas độc hại trong quá trình phân hủy.
Những loại thực phẩm có nhiều protein hay tinh bột nên được ăn riêng từng thứ một, không ăn chung cùng một lúc.
>>> Tìm hiểu thêm về cơn đau loét dạ dày - tá tràng
4. Hút thuốc lá
Trong mỗi điếu thuốc chứa tới 4.000 hợp chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại là những chất độc hại. Thuốc lá gây hại cho tất cả các bộ phận của hệ tiêu hóa, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn (một tình trạng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa) và có thể gây sỏi mật.
Hút thuốc lá cũng là tác nhân gây bệnh dạ dày
5. Ăn ít chất xơ
Chất xơ là một thành phần trong thực phẩm có tác dụng giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời thúc đẩy quá trình loại bỏ chất thải diễn ra đúng cách. Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn uống sẽ làm bạn bị táo bón. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc ăn không đủ chất xơ có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư ruột và ruột kết.
6. Chất cồn
Chất cồn có thể kích thích tạo hưng phấn, sảng khoái cho người sử dụng, làm họ không thấy thèm ăn. Chính vì vậy, những người nghiện rượu thường ăn ít và bị suy dinh dưỡng.
Chất cồn còn cản trở sự bài tiết axit, gây trở ngại cho việc hấp thu các dưỡng chất và làm suy giảm hoạt động của bao tử.
7. Cà phê
Uống quá nhiều cà phê khi bao tử đang “trống rỗng” sẽ gây ra tình trạng “say” cà phê trong dạ dày và ruột, khiến toàn bộ hệ tiêu hóa đều cảm thấy khó chịu. Loại thức uống này còn làm tăng độ axit của những loại nước hoa quả có chứa hơi gas và có thể gây tổn hại cho thành ruột.
Cà phê cũng là nguyên nhân của chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit do chúng làm giãn nở phần cơ ở bên dưới của thực quản, tại điểm gặp nhau của thực quản và dạ dày.
Uống quá nhiều cà phê cũng là nguyên nhân gây bệnh cho đường tiêu hoá như chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit
8. Dược phẩm
Rất nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Một trong những “tổn thương” phổ biến nhất có liên quan đến thuốc là sự kích ứng ở thành bao tử. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây căng thẳng cho sự hoạt động của các cơ ở bao tử, khiến chúng mệt mỏi và hoạt động rất nặng nề.
Cũng có những loại thuốc gây ra chứng táo bón cho người sử dụng. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc mà bạn được phép sử dụng, không được tự ý dùng thuốc.
9. Lối sống ít vận động
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu hệ tiêu hóa và gây ra nhiều phiền toái cho vùng bụng của bạn. Việc ngồi ì một chỗ sẽ làm suy giảm quá trình trao đổi chất và gây táo bón.
Để loại bỏ những uể oải, giúp cho hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung hoạt động nhanh nhẹn hơn, cần thường xuyên tập thể dục. Việc tập luyện sẽ kích thích các cơ ở ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm BỘT DẠ DÀY THANH VỊ TÁN giúp kiện tỳ vị, hỗ trợ trung hoà axit trong dịch vị, hỗ trợ làm giảm các triệu của viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đầy hơi và khó tiêu.