Học ăn uống đúng cách trước khi học bất kì thứ gì khác
Vạn Bệnh Đều Từ Miệng Mà Vào! Mọi thứ vào miệng không tốt và không đúng là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng ngược lại nếu ăn uống đúng cách nạp đúng, đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì hầu như bệnh tật đều có thể chữa lành. Vậy nên chúng ta cần Học ăn uống đúng cách trước khi học bất kì thứ gì khác
I. Sai lầm trong ăn uống mà mọi người thường mắc phải
1️⃣ Dinh dưỡng mất cân bằng
Thứ cần ăn thì lại xem nhẹ và ăn không đủ. Thứ cần hạn chế ăn thì lại ăn nhiều. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân, thậm chí là tăng cân mất kiểm soát. Ăn ít rau củ quả nhưng lại ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, nhiều thịt.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc nếu có tự chế biến thì lại nấu trên lửa thật kỹ, đậy vung thật kín - nhiệt độ cao sẽ làm dinh dưỡng trong rau củ bốc hơi, lúc này chúng ta chỉ đang ăn cái vỏ không hồn của rau củ thôi.... Rau củ cần ăn tươi sống để nhận trọn vẹn enzym, khoáng, vitamin. Nên ưu tiên ăn sống, chán rồi thì chuyển sang hấp luộc, cuối cùng mới chọn sang xào nấu
Cân bằng dinh dưỡng quan trọng hơn là ăn no
2️⃣ Ăn chất béo không đúng cách
Ăn nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật, bơ, sữa động vật, chất béo đồng phân, dầu thực vật tinh luyện, magarine,... làm tăng cholesterol máu, máu có nhiều cục đông, nhớt, nhiều mảng bám, dễ tắc nghẽn, khiến cơ thể dễ viêm.
Trái ngược với hai nhóm chất béo trên thì nên bổ sung chất béo không bão hoà ( chứa nhiều Omega 3, Omega 6 từ cá, dầu hạt ép lạnh nguyên chất, hay viên omega3 ) sẽ làm thông thoáng máu, giảm cholesterol, giảm mảng bám, độ nhớt, tắc nghẽn của mạch máu.
3️⃣ Ăn thiếu chất xơ
Ăn nhiều đồ chế biến sẵn, thiếu rau xanh hoa quả, thiếu chất xơ làm cho nhu động ruột không được khoẻ mạnh. Chất Xơ là thức ăn cho vi sinh vật ở đường ruột. Chế độ ăn giàu xơ sẽ giúp xây dựng miễn dịch ruột tốt. Ruột là bộ não thứ hai của cơ thể. Mọi hỷ, nộ, ái, ố, cảm giác no, đói, ngon miệng,... đều có liên quan đến cái ruột khoẻ hay không. Thử nghĩ xem: táo bón thường xuyên hay đại tràng kêu ỏm tỏi, đi vệ sinh cả ngày
4️⃣ Ăn liên tục và ăn quá nhiều
Ngày ăn ba bữa chưa đủ, nhiều người còn ăn khuya, ăn cả trước khi ngủ, ăn theo sở thích, thói quen. Như vậy thì các cơ quan phải làm việc liên tục, không có thời gian được nghỉ ngơi. Việc ăn nhiều cũng để lại dư thừa chất nhiều trong gan, thận, ruột, gây mệt mỏi cho nội tạng. Ruột bẩn do dư thừa nhiều thức ăn lâu ngày không thải ra hết dẫn đến táo bón kinh niên, độc tố ngấm ngược trở lại và đi khắp cơ thể gây ra nhiều bệnh tật.
Ăn liên tục và ăn quá nhiều khiến các cơ quan phải làm việc liên tục không được nghỉ ngơi
5️⃣ Ăn nhiều muối
Muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, tăng nước trong tế bào, tổn thương hệ tim mạch, hại thận và dạ dày thậm chí đột quỵ
6️⃣ Ăn quá nhanh
Viêc ăn quá nhanh trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và làm dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác. Mặt khác, khi ăn nhanh, nuốt vội vàng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.
7️⃣ Ăn không đúng bữa
Cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến cho rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ. Việc này khiến khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, gây tổn thương đến dạ dày, và có thể gây ra các tình trạng như viêm, loét….
8️⃣ Ăn quá no
Nếu bạn ăn no quá vào bữa sáng, trưa, tối thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.
9️⃣ Ăn hoa quả sau ăn cơm
Nhiều người Việt lại có thói quen hay ăn hoa quả sau khi ăn cơm, đây là một thói quen ăn uống không tốt. Lý do vì sau khi thức ăn vào đến dạ dày, phải 1-2 tiếng đồng hồ mới tiêu hóa được. Nếu như vừa ăn cơm xong đã ăn hoa quả ngay sẽ bị các thức ăn ăn trước đó ngăn lại, khiến cho hoa quả không tiêu hoá được. Bạn sẽ dễ phải đối mặt với chứng đầy bụng, đi ngoài, táo bón
🔟 Ăn nhiều đồ ngọt
Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên nạp 20gram đường/một ngày. Việc ăn quá nhiều đường trong một ngày khiến tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin điều này đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian tuyến tụy sẽ trở nên quá tải và không còn khả năng tiết đủ insulin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều ngọt dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
II. Ăn đúng cách là như thế nào
Ăn uống đúng cách (hay còn gọi ăn uống lành mạnh) là những xuất hiện nhiều trong những lời khuyên để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên các thông tin tràn ngập về cụm từ ''ăn uống đúng cách'' có thể khiến bạn choáng!
Bạn đã từng nghe quá nhiều lời khuyên về thứ gì nên ăn, thứ gì nên tránh, nhưng có một số nguyên tắc đơn giản có thể giúp bạn lựa chọn đúng. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo chế độ ăn bao gồm đồ ăn thức uống lành mạnh. Tiếp theo, hãy cố gắng điều chỉnh thói quen ăn uống, chẳng hạn như tự nấu ăn, đọc thông tin trên nhãn thực phẩm và đổi sang những thứ lành mạnh. Ngoài ra tránh xa 10 sai lầm nêu trên và việc điều chỉnh thời gian cho các bữa ăn chính phụ cũng giúp ích.
Với những người không có điều kiện để lên kế hoạch ăn uống cân bằng hoặc tập luyện điều độ, giờ đây đã có sản phẩm hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ. TRÀ GIẢM CÂN PHẠM GIA chính là giải pháp tối ưu để giảm béo an toàn, hiệu quả và bền vững.
III. Một số lời khuyên để giúp bạn ăn uống đúng cách hơn
- Lưu ý đói sẽ khác với ngon miệng. Khi bạn thèm thuồng món ăn nào đó có thể bị thích hương vị chứ không phải đói. Cần phân biệt điều này.
- Rau củ, hoa quả và tất cả các loại hạt là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe. Nếu thấy đói hãy ăn một loại hạt nào đó sẽ tốt hơn.
- Bữa nhẹ lành mạnh trước bữa ăn chính có thể là hoa quả, trong đó chuối là một gợi ý tốt. Nếu đang ăn kiêng muốn kiềm chế cơn thèm ăn thì hãy dùng kem đánh răng chà nhẹ lên lưỡi. Cách làm này sẽ tạo cảm giác thức ăn bớt ngon, và kiềm lại cơn thèm ăn vặt.
- Đừng tin những lời người mẫu, diễn viên khuyên bảo! Đa số họ đều không ăn uống đúng cách, thậm chí họ dùng thuốc để bảo vệ vóc dáng mà thôi.
- Hãy tập thói quen ăn chậm lại bằng cách đặt chén đũa xuống sau mỗi miếng. Và không cầm đũa khi chưa nhai và nuốt xong.
- Có một cách dễ dàng để ăn uống lành mạnh hơn là tập trung vào thực phẩm toàn phần, chẳng hạn như hoa quả và rau củ. Thực phẩm toàn phần giàu dinh dưỡng và thường chứa ít calo.
- Cố gắng tự nấu ăn ở nhà mỗi khi có thể. Việc nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn kiểm soát được thành phần và lượng thức ăn dễ dàng hơn. Hơn nữa, đây cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền, mà bạn lại luôn có sẵn thức ăn lành mạnh khi cần.
- Đừng sử dụng chế độ ăn kiêng tạm thời mà trong đó hạn chế bất cứ chất dinh dưỡng đa lượng nào. Các chế độ ăn kiêng này ban đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt, nhưng nó không phải là chế độ ăn mà bạn có thể theo được cả đời.
- Thỉnh thoảng nuông chiều bản thân một chút! Miễn là bạn thường xuyên ăn uống đúng cách, thỉnh thoảng bạn cứ cho phép mình tận hưởng những thứ mà bạn yêu thích, chẳng hạn như một ly kem, một thanh sô cô la hoặc một ly rượu vang.
- Chúng ta nên ngừng bữa cuối cùng trong ngày vào lúc 19h. Hãy kiểm soát cái miệng của mình để không vì sướng một lúc mà làm khổ cái thân cả đời !
Ăn uống đúng cách giúp chúng ta kiểm soát kiểm soát lượng thức ăn dễ dàng hơn
> Xem thêm: 5 loại thức ăn độc hại gây nguy cơ ung thư khi để qua đêm