Nguy cơ đột quỵ do máu lên não kém không được chủ quan
Máu lên não kém hay còn gọi thiếu máu não là tình trạng tuần hoàn máu lên não suy giảm, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho não bộ, làm chức năng não bị kém. Bệnh máu lên não kém là triệu chứng rất hay thấy ở người già hoặc những người có vấn đề về hệ tuần hoàn não và đang ngày càng trẻ hóa. Cùng Phạm Gia tìm hiểu về những nguy cơ đột quỵ do máu lên não kém mà chúng ta không nên chủ quan thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Như thế nào được gọi là ''máu lên não kém''
Tình trạng máu lên não kém đó là sự giảm lưu lượng máu tới não, làm cho quá trình cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não bị suy giảm theo, gây ra hiện tượng thiếu máu não, khiến cho các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc cũng như sự tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương .
Theo ghi nhận của y khoa thế giới, thiếu máu não mãn tính thường phổ biến sau tuổi 55 nhưng xuất hiện sớm ở những người trẻ có các yếu tố nguy cơ như xơ vữa mạch, rối loạn lipid máu, sống và làm việc trong môi trường nhiều căng thẳng, ô nhiễm,...
Thiếu máu khiến việc vận chuyển oxy lên não bị hạn chế gây ra cơn đau đầu bất thường
2. Triệu chứng khi máu lên não kém
Tùy vào mức độ thiếu máu và chức năng của các tế bào não mà mạch máu đỏ nuôi dưỡng, cơ thể sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau như yếu liệt tay chân, méo miệng, khó nói, nói đở, tê nửa người, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt . . . Nặng nhất là đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não.
Có một số chứng khác như giảm khả năng tập trung, các trục trặc về trí nhớ cho đến những triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn nhận biết , mất trí nhớ kiểu như Alzheimer. Thiếu máu não còn gây đau đầu thường xuyên, ù tai chóng mặt do tuần hoàn kém, mất ngủ, chân tay tê bại.... Đừng thờ với những biểu hiện trên mà nên phòng và điều kịp thời khi còn có thể.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh huyết áp cao
3. Các lưu ý phòng đột quỵ do máu lên não kém
Lưu ý trong phòng đột quỵ do thiếu máu não
- Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật.
- Cung cấp các chất tham gia tạo máu: chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12...
- Sắt: giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng chất lượng máu nuôi não cũng như toàn cơ thể
- Hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, thức uống có cồn
- Omega - 3: Tăng cường hoạt động của tim và chức năng của não bộ (cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển...)
- Nitrat: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)...
- Polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao...
- Tập luyện thể dục thường xuyên.,nang cao sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật, cải thiện tình trạng máu lưu thông lên não kém
- Không nên uống bia rượu, chất kích thích, hút thuốc lá. Khiến cho tình trạng máu lên não chậm có nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc quá sức.
- Khám sức khỏe định kì để sáng lọc và phát hiện sớm bệnh lý.
- Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.
- Một số loại thuốc điều trị thiếu máu lên não hiện nay chủ yếu có tác dụng tăng lưu lượng máu lên não cũng như cải thiện những triệu chứng mà thiếu máu não gây ra.
- Sử dụng Chiết Xuất Hà Thủ Ô Phạm Gia giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng não