4 cách để giảm lượng đường trong máu không cần dùng thuốc
Theo trang Healthline Media, Inc - chuyên trang về y tế có trụ sở ở California (Mỹ) cho biết lượng đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc sử dụng hiệu quả insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Dưới đây là 4 cách dễ dàng để giảm lượng đường trong máu không cần dùng thuốc.
Tại sao cần giảm lượng đường trong máu
Cơ thể con người cần lượng đường nhất định để cung cấp năng lượng cho một ngày, tuy vậy nếu không nạp vừa phải và điều độ khiến mức đường huyết lên cao trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Việc nạp lượng đường ít hơn hay nhiều hơn lượng cơ thể cần được khuyến cáo mỗi ngày đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
4 cách để giảm lượng lường trong máu mà không cần sử dụng đến các loại thuốc hỗ trợ
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải và tăng độ nhạy cảm với insulin. Độ nhạy insulin tăng lên có nghĩa là các tế bào của bạn có thể sử dụng tốt hơn lượng đường có sẵn trong máu của bạn. Theo nghiên cứu giảm 7% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm tới 58% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải và tăng độ nhạy cảm với insulin
Tập thể dục cũng giúp cơ bắp của bạn sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ. Các hình thức tập thể dục hữu ích bao gồm cử tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi lội...
Vòng eo của bạn là yếu tố quan trọng nhất để ước tính nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vòng bụng hơn 80cm đối với phụ nữ và hơn 90cm đối với nam giới có liên quan đến tăng nguy cơ kháng insulin, lượng đường trong máu cao và mắc bệnh tiểu đường loại 2. Do đó duy trì vóc dáng và vòng eo cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ tiểu đường
Vòng eo của bạn là yếu tố quan trọng nhất để ước tính nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
2. Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng mất nước, uống đủ nước còn giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu.
Uống nước thường xuyên giúp bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên cẩn thận với đồ uống có đường do loại này làm tăng lượng đường trong máu, tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp TRÀ GIẢM CÂN PHẠM GIA GOLD3+ - vị cứu tinh cho người thừa cân, béo phì.
3. Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần giúp điều chỉnh lượng calo hấp thụ và có thể giúp duy trì cân nặng vừa phải. Việc cân nặng được quản lý giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
- Sử dụng đĩa nhỏ hơn.
- Chọn những loại thực phẩm có lượng đường thấp và nhiều chất xơ (lúa mạch, sữa chua, yến mạch, cây họ đậu, thực phẩm nguồn gốc lúa mì, rau củ không tinh bột)
- Hạn chế tinh bột không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu, mà còn giúp kiểm soát lượng đường huyết về lâu dài.
- Không ăn đồ ngọt trước bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Ăn chậm.
Ngoài ra một số nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường chỉ ra rằng bổ sung thực phẩm giàu crom và magie có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu
Theo dõi khẩu phần của bạn cũng giúp giảm lượng calo tiêu thụ
4. Ngủ đủ giấc
- Ngủ đủ giấc mang lại cảm giác tuyệt vời và cần thiết cho sức khỏe tốt. Mất ngủ và thiếu nghỉ ngơi cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Điều này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân.
- Thiếu ngủ làm giảm việc giải phóng các hormone tăng trưởng và làm tăng nồng độ cortisol. Cả hai đều đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý tăng giảm lượng đường trong máu
>>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng Hà thủ ô đỏ giúp giảm đường trong máu.