Cholesterol trong máu là gì?
Cholesterol là một chất có mặt tại hầu hết các bộ phận trên cơ thể chúng ta, giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Vậy cholesterol trong máu là gì? Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nồng độ cholesterol cao là gì? Hãy cùng Phạm Gia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cholesterol là một loại chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơ thể con người
Cholesterol trong máu là gì?
Cholesterol là một loại chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơ thể con người. Bên cạnh đó, cholesterol cũng là một trong những chất cấu thành nên màng tế bào, một số loại hormones và phục vụ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên nếu nồng độ cholesterol trong máu không được kiểm soát và tăng cao thì sẽ là mối nguy cơ lớn đối với bệnh mạch vành (căn bệnh dẫn đến những cơn đau tim cấp) và khiến con người bị đột qụy.
Thực tế thì cholesterol là một trong những chất được cơ thể con người tạo ra để giúp con người có thể hoạt động bình thường và giữ gìn sức khỏe cho con người. Cholesterol được chia ra làm cholesterol "tốt" (HDL-cholesterol) và cholesterol "xấu"(LDL–cholesterol). Bạn không nên quá hoang mang mà điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu về sự khác biệt của hai loại cholesterol này và từ đó có những phương pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.
Khi LDL–cholesterol tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch. Việc gia tăng nồng độ cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng rõ rệt, chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm lipid máu trong cơ thể định kỳ.
Mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến cholesterol trong máu
Di truyền
Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể xử lý cholesterol. Một số người có xu hướng di truyền sự tăng cholesterol trong máu.
Khẩu phần ăn uống thường ngày
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những nguyên chính gây ra tình trạng nồng độ cholesterol trong máu cao. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, các loại nước uống có ga,... trong một thời gian dài sẽ khiến nồng độ cholesterol tăng cao và nguy cơ dẫn đến các bệnh như: đột quỵ, bệnh tim, động mạch bị tắc nghẽn,...
Ăn uống không lành mạnh khiến mỡ máu tăng cao
Trọng lượng cơ thể
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL).
Thiếu vận động cho cơ thể
Những người có thói quen thường hay ngồi hoặc nằm nhiều sẽ có nguy cơ khiến nồng độ cholesterol bị tăng cao. Thay vì lười vận động, bạn hãy duy trì lối sống tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể được khỏe hơn vào mỗi ngày nhé!
Hút thuốc, uống nhiều rượu, bia
Sự thật là thói quen hút thuốc, uống rượu, bia thường xuyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều các chất kích thích này còn làm giảm đi cholesterol tốt trong cơ thể của bạn, nên hãy loại bỏ những thói quen có hại này trong cuộc sống hàng ngày của bạn nhé.
Bệnh lý
Một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh mỡ trong máu (hyperlipidemia), và bệnh giảm chức năng gan có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu.
Tuổi tác và giới tính
Mức cholesterol có thể tăng theo tuổi và có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng cholesterol trong máu cao
Thông thường, tình trạng cholesterol trong máu cao không có các biểu hiện cảnh báo rõ ràng khiến cho nhiều người lơ là. Lượng cholesterol trong máu cao chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc khi tình trạng này đã gây ra biến chứng với các cơ quan trên cơ thể.
Một số người bệnh thường có những dấu hiệu đặc trưng như:
- Tình trạng cholesterol cao có thể góp phần vào hình thành xơ vữa mạch (atherosclerosis), khi các mảng chất béo tích tụ trong thành mạch. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoặc đau nhức trong các vùng như ngực, cổ, hoặc chân.
- Tình trạng cholesterol cao có thể dẫn đến một loại bệnh lý gọi là xanthoma, trong đó các vết sưng màu vàng xanh xuất hiện dưới da. Các vùng thường bị ảnh hưởng là xung quanh mí mắt, đầu gối, bàn tay,...
Biểu hiện cholesterol trong máu cao
- Cholesterol cao có thể gây tổn thương mạch máu trong mắt, dẫn đến các vấn đề như khó nhìn rõ, mờ mắt, hoặc thậm chí mất thị lực.
Với lối sống hiện đại ngày nay, rất nhiều người đã và đang có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Do đó, bạn nên có cho mình một thói quen ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh và kết hợp sử dụng những loại thực phẩm chức năng giải độc cơ thể để giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn nhé!
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cholesterol trong máu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải thích được những thắc mắc của mình một cách chính xác nhất. Và nếu bạn đang tìm một địa chỉ để mua những loại thực phẩm chức năng, trà giải độc, viên đốt mỡ...thì hãy đến với Phạm Gia.
Chúng tôi không chỉ mang tới khách hàng những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với người Việt, mà còn chia sẻ những kiến thức chăm sóc sức khỏe đúng đắn nhất đến khách hàng.
"Atherosclerosis: A Handbook for Clinicians" - Tác giả: M.S. Golomb và R.A. Daviglus. Đây là một sách tham khảo chuyên sâu về bệnh xơ vữa động mạch và những yếu tố nguy cơ liên quan, bao gồm cholesterol. ISBN: 978-3319563643. Ngày tham khảo 21/09/22
"Dyslipidemia: A Clinical Approach" - Tác giả: N. Stone et al. Cuốn sách này tập trung vào hiểu biết và quản lý rối loạn lipid trong lâm sàng, bao gồm cả cholesterol. ISBN: 978-1936287967. Ngày tham khảo 21/09/22
"The Complete Guide to Lowering Cholesterol: Prevent Heart Disease and Reduce Your Cholesterol Levels" - Tác giả: B. Paster. Cuốn sách này cung cấp thông tin chi tiết về cholesterol, tác động của nó lên sức khỏe và các phương pháp để giảm nồng độ cholesterol. ISBN: 978-1604335931. Ngày tham khảo 21/09/22
Trang web của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI) - NHLBI cung cấp nhiều tài liệu và hướng dẫn về quản lý cholesterol và bệnh tim mạch https://www.nhlbi.nih.gov/. Ngày tham khảo 21/09/22