Tỳ vị là những tạng có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Theo đông y dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, mà dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh, chức năng của tỳ vị quyết định chất lượng của sức khoẻ và tuổi thọ của cơ thể. Tỳ vị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến ngũ tạng có vấn đề

Vậy chức năng của tỳ vị đối với cơ thể con người là gì? Dấu hiệu cảnh báo tỳ vị hư hàn và cách chăm sóc tỳ vị như nào? Cùng Phạm Gia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tỳ vị là gì?

Vị hay dạ dày là cơ quan rỗng nằm trên tiếp với thực quản và dưới thông với tiểu trưởng. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi di chuyển vào vị. Còn tỳ hay lá lách là cơ quan đặc nằm ở phía bên trái của vị và có chức năng vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tỳ vị là cơ quan rất quan trọng quyết định sức khoẻ của ngũ tạng và toàn bộ cơ thể của chúng ta, trong đông y thì tỳ, vị là 2 cơ quan vận chuyển, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Trong y học hiện đại thì tỳ là Lá lách và vị là Dạ dày (bao tử). Chính vì vậy thức ăn chúng ta ăn hàng ngày quyết định sức khoẻ của tỳ, vị, ngũ tạng và giúp tăng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật.

Vị trí của lá lách trên cơ thể người

Chức năng của tỳ vị là gì?

Chức năng của tỳ vị là hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vận chuyển các chất dinh dưỡng.

Tạng tỳ có chức năng tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển những chất dinh dưỡng của thực phẩm khi vào cơ thể. Sau khi thức ăn được dạ dày tiêu hóa, tỳ sẽ hấp thu và vận chuyển những chất dinh dưỡng lên phế, sau đó phế đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, cân, não và tứ chi.

Bên cạnh đó, nước cũng được tỳ cùng với sự khí hóa của thận và sự túc giáng của phế để vận chuyển tới những tổ chức của cơ thể giúp nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang và bài tiết ra ngoài.

Chức năng của tỳ vị là tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vận chuyển các chất dinh dưỡng

Nguyên nhân tỳ vị suy yếu

Tỳ vị bị bệnh một là do ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều gây ra lạnh khiến phần dương của tỳ vị ko đủ.

Hai là cảm xúc thất thường hay cáu gắt, tức giận, buồn phiền, khiến gan khí không điều hoà cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến tỳ vị.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm Bổ tỳ Taca giúp Ích khí, kiện tỳ, sinh huyết, dưỡng tâm hỗ trợ điều trị các triệu chứng tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc.

Khi tỳ vị suy yếu làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác

Trong sách y cổ có ghi chép khí của người nằm ở Vị. Vị là nơi sinh ra khí, nên thông thường những người tỳ vị không khoẻ thì sắc mặt trắng bệch, môi tái, suy nhược cơ thể gầy yếu, hoặc béo bệu, nhìn to lớn nhưng lại ko có sức khoẻ. Tinh thần ko được tỉnh táo, nói bị thiếu hơi kiểu gắng sức, suy yếu cơ thể.
  • Tỳ ảnh hưởng đến Tim, tỳ có trách nhiệm tập hợp máu trong cơ thể, và cung cấp cho tim, nếu tỳ yếu ko thể ích khí sinh huyết thì dẫn đến tim không được chăm sóc tốt và gây ra các bệnh về tim mach.
  • Tỳ ảnh hưởng tới Gan: chức năng tỳ vị yếu ko tiêu hoá được thức ăn là nguyên nhân gây ra gan bị nhiễm mỡ, khiến cho việc xử lý chất thải gặp khó khăn, tích tụ ơ gan cũng ảnh hưởng việc cung cấp máu và chức năng khác của gan.
  • Tỳ vị yếu ảnh hưởng tới Phổi: Phổi quản lý khí trong cơ thể, phổi hỗ trợ tim trông nom cả cơ thể, nhưng khí ở phổi mạnh hay yếu lại được quyết định tình trạng của tỳ vị, tỳ vị yếu thường sẽ dẫn đến thiếu khí ở phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh về hô hấp.
  • Tỳ ảnh hưởng tới Thận: Tinh lực của chúng ta khoẻ mạnh, tràn đầy thì thận khí cũng dồi dào, tinh khí của thận khoẻ hay yếu phụ thuộc đến tỳ vị có khoẻ hay ko? Có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thận hay ko? Tỳ bị suy nhược sẽ khiến thận bị yếu. Thường có biểu hiện hay bị hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, hay sợ lạnh, chân tay lạnh. Vị bị yếu có liên quan đến ăn uống không điều độ, cơ thể suy nhược mệt mỏi.

Chức năng của tỳ vị không hoạt động tốt sẽ khiến cơ thể dễ bị lão hoá

Dấu hiệu cảnh báo tỳ vị hư hàn

Tỳ vị hư hàn là trạng thái tỳ (lá lách), vị dương (dạ dày) đều hư nên sinh ra hàn (lạnh), gây ảnh hưởng tới chức năng của tỳ vị dẫn đến bụng khó tiêu, sình hơi, trung tiện nhiều,... Nguyên nhân dẫn tới tỳ vị hư hàn do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống nhiều rượu và nghiện thuốc lá,...

  • Tạng tỳ hư có biểu hiện như: chân tay mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, người mệt mỏi, hụt hơi, sắc mặt vàng hoặc trắng,...
  • Tạng vị hư có biểu hiện như: người lạnh và tay chân lạnh, trời lạnh thường đau bụng, đầy bụng có lúc giảm và đỡ hơn khi chườm nóng, rêu lưỡi màu trắng,...

Biểu hiện của tỳ vị không khoẻ mạnh

  •  Môi: Những người tỳ vị yếu môi thường tái nhợt, ko có màu hồng, khô môi, dễ bị bong da, nứt môi. Miệng hôi, nướu sưng đau là có liên quan nhiều đến khả năng tiêu hoá kém của tỳ vị. Ngoài ra chảy nước miếng khi ngủ cũng là biểu hiện của thiếu tỳ khí.
  • Mũi: Khô mũi, chảy nước mũi, khứu giác kém, hay bị chảy máu mũi đều do tỳ vị yếu gây ra. Hay bị đỏ mũi, đau đầu mũi là là vị bị nhiệt và chức năng tỳ vị không ổn.
  • Tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu: mắt dễ bị mỏi, nhìn ko rõ, mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng
  • Tai: Tỳ vị yếu dẫn đến thận khí ko đủ, thường có biểu hiện ù tai, hoặc bị điếc. Chân tay lạnh, dễ bị đau bụng.

>>> Xem thêm: Chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể theo đông y

Cách chăm sóc tỳ vị

1. Ăn lá tần bì để làm ấm tỳ vị

Những người có tỳ vị không khỏe mạnh và bị lạnh có thể ăn lá tần bì. Vì theo “Bản thảo cương mục” tần bì có thể chữa hàn, làm tiêu những chất tích tụ lâu ngày, thông tam tiêu và làm ấm tỳ vị, tốt trong trường hợp tỳ vị yếu và lạnh.

Lá tần bì có thể làm rau trộn, đun lấy nước, xào, chiên, gói bánh chẻo. Cách chế biến đơn giản nhất là làm rau trộn, trước khi ăn nên rửa qua nước 1 lần để làm mất mùi, sau đó cho thêm muối, nước tương, dấm, tỏi, gừng, hành, tiêu rồi trộn đều và bày ra đĩa.

Lá tần bì giúp chữa hàn làm ấm tỳ vị, có lợi đối với tỳ vị yếu và lạnh

2. Ấn huyệt công tôn

Huyệt công tôn là một trong những huyệt vị có liên quan tới tỳ ở chân, nằm ở ngay cạnh bên của bàn chân, khoảng 5cm phía sau mắt cá. Khi ấn mạnh vào xương ngón chân ngay sau mắt cá nếu cảm thấy đau nghĩa là đã tìm được đúng vị trí. Huyệt này có hiệu quả rất tốt cho những vấn đề có liên quan tới chức năng của tỳ vị.

Huyệt công tôn là huyệt quan trọng, có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa

3. Ăn củ mài giúp bổ chức năng của tỳ vị

Củ mài hay hoài sơn là thực phẩm giúp chăm sóc sức khỏe và có tác dụng làm đẹp. Củ mài xào, hấp hay nấu cháo rất có hiệu quả bổ tạng tỳ. Củ mài không khô, không nóng, có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ ngũ tạng yếu. Vì vậy, hoài sơn thường được dùng để chữa những triệu chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn,...

Hoài sơn (hay Củ mài) giúp bổ ngũ tạng, bổ âm, ko gây nóng, chữa tỳ vị yếu, mệt mỏi và chán ăn

4. Ăn cơm rượu (cơm lên men)

Những người tỳ vị yếu nên ăn một ít canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất nên nấu cùng vài quả táo tàu. Ăn một chén khi còn ấm sẽ có tác dụng làm dịu tạng tỳ, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn.

Cơm lên men (nếp cẩm, nếp cái lên men) có tác dụng làm dịu tỳ, vị, tạo cảm giác thèm ăn

5. Bắp xào hạt thông

Món bắp xào hạt thông giúp bồi bổ chức năng của tỳ vị và tăng cảm giác thèm ăn. Trong bắp có chứa chất béo không no, Vitamin, nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin,...

Ngô xào hạt thông giúp bổ tỳ, thấm ẩm, điều hoà tạo cảm giác thèm ăn, ngoài ra còn chứa chất béo, axit amin giúp giảm cảm giác khô nóng, bổ sung dinh dưỡng phong phú

6. Cháo củ từ táo tàu

Củ từ giúp bổ tỳ, có tác dụng hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho chức năng của tỳ vị. Đây là một trong những loại thực phẩm được sử dụng làm thuốc có tác dụng bổ tỳ vị. Bên cạnh đó, táo tàu ích khí, bổ tỳ vị có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy.

Củ từ táo tàu có lợi cho việc tiêu hoá và hấp thu của tỳ vị, ích khí, chữa tiêu chảy

7. Trần bì

Trần bì là một vị thuốc đông y có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy,... thường được sử dụng để chữa những triệu chứng tỳ vị yếu.

Trần bì giúp lưu thông khí huyết, điều hoà và tiêu chất nhầy

Ngoài ra mọi người có thể chăm sóc sức khoẻ tỳ vị bằng cách thường xuyên ngâm chân nước nóng, mat-xa và bấm huyệt, hoặc sử dụng sản phẩm Bột Dạ Dày Thanh Vị Tán Phạm Gia sẽ giúp bảo vệ chức năng của tỳ vị một cách tốt nhất

Trên đây là những thông tin về chức năng của tỳ vị đối với cơ thể, Phạm Gia mong rằng qua bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn một cách chính xác nhất. Đồng thời, hy vọng các bạn đã biết thêm những phương pháp chăm sóc tỳ vị đơn giản, dễ dàng nhưng vô cùng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của tỳ vị và cơ thể.

Và đừng quên Phạm Gia là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đông y giúp chăm sóc sức khỏe vô cùng an toàn và hiệu quả với các 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên. Nếu bạn cần tư vấn cải thiện chức năng của tỳ vị hãy liên hệ ngay với Phạm Gia qua số hotline 091.684.1194 để được hỗ trợ nhanh nhất!