Tạng là các bộ phận quan trọng trong cơ thể người bao gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Chúng có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Cùng Phạm Gia tìm hiểu về chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể người ở bài viết sau nhé.

Chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể theo đông y

Chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể người theo đông y

Tâm

Tạng tâm trong đông y là tên gọi của tim. Tạng tâm là chủ thể của mọi hoạt động về tư duy, tinh thần và ý thức. Trong xếp hạng chức năng hoạt động của các tạng, tạng tâm là bộ phận quan trọng nhất trong hệ tuần hoàn, tạng tâm có chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Tạng tâm loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tâm hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2, nhận về khí O2.

Tim là cơ quan quan trọng nhất trong ngũ tạng, là trung tâm hoạt động sống của cơ thể có nhiệm vụ chủ quản về huyết mạch

Tim hoạt động khỏe mạnh thì đưa máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào, nhuận sắc, ngược lại nếu chức năng Tim kém thì da xanh xao, môi thâm da xám tái, kém minh mẫn, hoạt bát

Can

Tạng can, hay còn gọi là gan trong y học hiện đại, chúng là một trong những ngũ tạng của cơ thể con người. Trong chức năng hoạt động của các tạng, tạng can đóng vai trò chức năng cả nội tiết lẫn ngoại tiết.

Tạng can giúp cơ thể con người đào thải độc tố, đặc biệt là những độ tố tan trong mỡ sẽ được phân giải thành những chất kém nguy hiểm hoặc dễ tan trong nước hơn. Mặc dù là tạng đóng góp nhiều vai trò trong chức năng hoạt động của các tạng nhưng đây được coi là chức năng chính của can.

Tạng can có chức năng sản xuất mật, các tế bào gan là nơi sản sinh ra dịch mật và dự trữ vào các túi mật. Tạng can còn là nơi lưu trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất, phải kể đến các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và khoáng chất B12. Theo các chuyên gia, thời gian các vitamin và khoáng chất này tồn tại trong tạng can có thể lên đến vài năm.

Gan còn là kho dự trữ máu huyết và điều tiết máu huyết cho cơ thể

Trong các chức năng hoạt động của các tạng, tạng can được biết đến với chức năng nổi bật là chuyển hoá. Chúng lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hoá chúng thành các glucose khi cơ thể cần để cân bằng lượng đường huyết trong máu, cung cấp năng lượng cho các hoạt động.

Chức năng gan càng tốt cơ thể hồng hào do máu huyết sung túc, chức năng gan kém cơ thể xanh xao, mệt mỏi, miệng trắng giã, da vàng. Chức năng bài tiết của gan kém thì dẫn đến chướng bụng, akhó tiêu, phụ nữ hay bị rối loạn kinh nguyệt... Ngoài ra chức năng gan kém còn ảnh hưởng đến thị lực của mắt, giảm thị lực. 

Tỳ

Tạng tỳ, hay còn được gọi là lá lách, đây là cơ quan nằm ở phía bên trái của vị. Trong chức năng hoạt động của các tạng, tỳ được biết đến với chức năng vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tỳ vị là cơ quan có chức năng tiêu hoá dinh dưỡng

Tìm hiểu chức năng hoạt động của các tạng thì chúng ta biết được tạng tỳ có chức năng chống lại vi trùng xâm nhập vào máu bởi chúng chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tạng tỳ còn điều hoà số lượng của các tế bào máu như: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Ngoài ra, tỳ còn giữ chức năng lọc máu và giúp cơ thể loại bỏ các tế bào hồng cầu già bị hư hỏng.

Tỳ vị khỏe mạnh sẽ giúp chức năng chuyển hoá dinh dưỡng được tốt, ăn uống hấp thu tốt. Trong khi đó tỳ vi kém ăn uống kém, khó tiêu, sôi bụng, chân tay lạnh,... 

>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao hệ miễn dịch suy giảm lại tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Phế

Tạng phế, hay còn được gọi là phổi theo y học hiện đại, là nơi trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài với cơ thể. Trong chức năng hoạt động của các tạng, phế được biết đến với chức năng chính là giúp đưa oxy trong không khí khi con người hít thở vào tế bào máu.

Phổi có vai trò cung cấp dưỡng khí cho các cơ quan trong cơ thể giúp duy trì chức năng hoạt động của các tạng

Tạng phế mang chức năng điều chỉnh độ pH trong máu bằng cách giảm hoặc tăng lượng CO2, chúng hoạt động giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 khi con người thở ra. Tạng phế giúp lọc những bóng khí xuất hiện trong máu, lọc những cụm máu đông được hình thành trong tĩnh mạch.

Trong chức năng hoạt động của các tạng thì phế là tạng có chức năng chuyển hoá chất angiotensin I thành angiotensin II. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp của con người.

Thận

Trong các chức năng hoạt động của các tạng, thận được biết đến với vai trò quan trọng là bộ lọc máu và chất thải. Toàn bộ máu trong cơ thể con người sẽ đi qua thận theo chu kì 20 - 25 lần mỗi ngày, phân chia thành các mao mạch nhỏ bện chặt với nephron. Sau đó có nhiệm vụ đưa chất thải ra ngoài cơ thể thông qua niệu quản dưới dạng nước tiểu.

Theo đánh giá chức năng hoạt động của các tạng thì thận có vai trò quan trọng chỉ sau tim

Thận có chức năng bài tiết hormone renin, giúp điều hoà huyết áp và sản xuất erythropoietin để tăng sản xuất hồng cầu ở tuỷ xương khi oxy mô giảm. Chúng còn tham gia vào quá trình chuyển hoá vitamin D3, glucose khi cơ thể nhiễm acid hô hấp mạn tính hoặc cơ thể nhịn đói lâu ngày. Không những thế, thận còn có chức năng bài tiết nước tiểu, điều hoà thể tích máu. Chúng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bài trong cơ thể qua việc sản sinh ra nước tiểu.

Thận chia làm hai phần thận âm và dương. Thận dương yếu sẽ dẫn đến đau lưng, đầu gối, chân lạnh, liệt dương, vô sinh..... Thận âm suy có biểu hiện ù tai, đau đầu, mờ mắt, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện đục. Chức năng lưu thông thận yếu bị đau lưng, chân tay yếu, tiểu nhiều, đái dầm, di tinh, hụt hơi, tức ngực.... Các bệnh về xương cốt như đau xương khớp, đau lưng, đau răng cũng đều có liên quan đến thận

Địa chỉ phân phối các sản phẩm đông y chất lượng, chính hãng trên toàn quốc

Sau khi tìm hiểu về chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể người, chúng ta biết rõ hơn về hoạt động của chúng, tập trung chăm sóc sức khoẻ để các tạng có thể được khoẻ mạnh và hoạt động một cách tốt nhất. Để tìm hiểu về các sản phẩm đông y chất lượng, tốt cho sức khoẻ, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Phạm Gia Đông Y để được tư vấn cụ thể hơn nhé!